BrahMos được thiết kế hệ thống động cơ hoạt động theo hai giai đoạn, đầu tiên là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang động cơ đẩy nhiên liệu lỏng duy trì vận tốc trong suốt quãng đường bay tới mục tiêu.
BrahMos hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên”, thực hiện nhiều đường bay đa dạng khác nhau, theo nhiều đường khác nhau tới mục tiêu. Độ cao hành trình có thể lên tới 15 km và ở giai đoạn cuối bay ở độ cao thấp, chỉ 10 m, do vậy các hệ thống phòng thủ của đối phương rất khó đánh chặn.
Khi so sánh với các tên lửa hành trình cận âm hiện đại trên thế giới hiện nay, BrahMos có vận tốc nhanh gấp 3 lần và tầm bay lớn hơn từ 2,5-3 lần, khoảng thời gian tìm kiếm mục tiêu nhanh hơn 3-4 lần và động năng tấn công gấp 9 lần. Sức mạnh phá hủy của nó được tăng cường do có động năng khí động học lớn khi va chạm vào mục tiêu.
Hiện không rõ Ấn Độ dự kiến thực hiện vụ thử BrahMos phiên bản tàu ngầm ở đâu và các thông tin về vụ thử này cũng không được tiết lộ. Trước đó, Ấn Độ đã lên kế hoạch thực hiện phóng thử phiên bản này trước cuối năm 2012.
Itar-Tass cũng đăng tải thông tin, Nga gần đây đang đề nghị cung cấp tàu ngầm chạy diesel-điện lớp Amur-1650 (thế hệ sau của tàu ngầm lớp Kilo) có thể trang bị đồng thời tên lửa hành trình Klub và BrahMos. Để làm được điều này, chắc chắn Amur-1650 sẽ phải có hệ thống ống phóng thẳng đứng.
Hình ảnh tên lửa BrahMos:
học seo, seo onpage, giai phap seo, huong dan seo website, cach lam seo, tim hieu ve seo, seo off page, seo cho website, cach seo website, video hoc seo
marketing online, marketing can ban, search engine optimization, marketing online hiệu quả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.