Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Cần đồng bộ để đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công | Tin Tổng hợp

 (HQ Online)- Năm 2013, việc đưa vào thí điểm các nội dung về đặt hàng đào tạo và đào tạo chất lượng cao, học phí cao; đổi mới đối với các đơn vị đã có đủ điều kiện và có nguyện vọng sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Tài chính tập trung triển khai. 

Sự vào cuộc của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực sẽ là thuận lợi lớn cho quá trình đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công. Ảnh: internet.

Năm 2012, Ban chỉ đạo Nhà nước về thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập là một trong những bước đi khá toàn diện nhằm thay đổi tư duy, nhận thức của nhiều đơn vị khi thực hiện chủ trương của Nhà nước và Chính phủ, nhất là trong thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công.

Với vai trò là cơ quan thường trực, giúp việc cho Ban chỉ đạo, Bộ Tài chính đã tích cực tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nội dung Kết luận số 37-TB/TW của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”. Tuy nhiên, tiến độ triển khai và kết quả đạt được của các nội dung về đổi mới cơ chế hoạt động trong lĩnh vực sự nghiệp công chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu.

 Cần thiết phải thống nhất 

Đánh giá những khó khăn trong thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh cho biết, do phạm vi, lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công và dịch vụ công tương đối rộng, đa dạng và mỗi loại hình đơn vị có những đặc thù riêng nên việc triển khai các nội dung đổi mới cần thiết phải có sự thống nhất về quan điểm, mục đích yêu cầu và sự tham gia chủ động và tích cực của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực để cùng thống nhất thực hiện.

Đổi mới cơ chế tài chính cần thiết phải được triển khai đồng thời với đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp thuộc sự quản lý của nhiều bộ, ngành khác nhau.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh cho rằng, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực cần chủ động trong việc nghiên cứu, xây dựng các nội dung về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động.

Với yêu cầu đó, để triển khai tốt nội dung này, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực cần tập trung tổng kết việc triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cơ chế thí điểm Nhà nước đặt hàng trong thời gian qua, trên cơ sở đó đánh giá, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn, đồng thời cần tập trung đề xuất, xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật của ngành, lĩnh vực và nội dung về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tổ chức, cơ chế quản lý để Bộ Tài chính có cơ sở nghiên cứu, xây dựng cơ chế tài chính, các định mức tài chính phù hợp với nội dung đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tổ chức, cơ chế quản lý tài chính của ngành, lĩnh vực đó - Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh nhấn mạnh.

 Xây dựng cơ chế theo lộ trình cụ thể 

Đề cập những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Tài chính tập trung triển khai trong năm 2013, Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh cho biết, trên cơ sở đôn đốc các bộ, ngành tập trung đề xuất về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tổ chức, cơ chế quản lý, xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật của ngành, lĩnh vực, Bộ Tài chính sẽ phối hợp để xây dựng cơ chế tài chính, các định mức tài chính phù hợp.

Việc đổi mới sẽ thực hiện theo từng bước, phù hợp với khả năng của nền kinh tế và thu nhập của nhân dân, có lộ trình cụ thể.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan có liên quan xây dựng Đề án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép thực hiện thí điểm các nội dung về đặt hàng đào tạo và đào tạo chất lượng cao, học phí cao; đổi mới đối với các đơn vị đã có đủ điều kiện và có nguyện vọng thực hiện, trên cơ sở đó tổng kết, rút kinh nghiệm và mở rộng dần.

Đặc biệt, việc khảo sát, đánh giá cụ thể các cơ chế hiện tại về chính sách tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính đối với từng lĩnh vực để có nền tảng xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với từng lĩnh vực cụ thể đảm bảo phù hợp cũng sẽ được Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành triển khai tích cực trong năm 2013.

 Thí điểm tự chủ học phí các ngành “hot” (tài chính, kinh tế, ngân hàng) có làm giảm cơ hội của học sinh nghèo? 

  

 Con em gia đình có thu nhập trung bình vẫn có cơ hội học những ngành "hot" sau khi thí điểm tự chủ học phí. Ảnh: internet. 
Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh:   Trong điều kiện nguồn lực NSNN có hạn, khó có khả năng đáp ứng đào tạo tất cả các ngành nghề thì việc tái cơ cấu việc phân bổ nguồn lực NSNN, tập trung cho các ngành nghề đào tạo Nhà nước cần, giảm bớt hoặc không hỗ trợ đối với các ngành học xã hội sẵn sàng chi trả chi phí để tập trung nguồn lực hỗ trợ cho đối tượng học sinh chính sách, học sinh nghèo là hết sức cần thiết.

Việc mở rộng chính sách xã hội hóa giáo dục đại học qua xây dựng lộ trình điều chỉnh học phí từng bước phản ánh các chi phí đào tạo cần thiết đối với từng ngành học (trước mắt là nhóm ngành nghề đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, người học sẵn sàng đóng đủ chi phí học tập và có khả năng dư thừa về quy mô đào tạo như tài chính, ngân hàng…) sẽ góp phần thực hiện tốt hơn chính sách điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

Cụ thể như việc điều chỉnh chính sách học phí sẽ thu hút được nguồn tài chính của nhóm người có thu nhập cao trong xã hội để NSNN có điều kiện chăm lo tốt hơn đối với người nghèo, gia đình chính sách trong khi ngân sách đầu tư cho giáo dục đại học không giảm đi.

Hiện nay, liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài chính đang nghiên cứu, xây dựng Đề án thí điểm về chương trình đào tạo chất lượng cao, học phí cao đối với nhóm ngành nghề đào tạo đang “hot”, trong đó đã xây dựng phương án đảm bảo nguồn kinh phí để cấp học bổng khuyến khích học tập cho người học thuộc gia đình trung bình có kết quả học tập tốt, có nguyện vọng được theo học các ngành đang thu hút số đông học sinh, sinh viên.

Đối với người học là con em của người có công, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, Nhà nước vẫn tiếp tục đảm bảo thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp tiền miễn, giảm học phí cho người học để đóng học phí cho cơ sở đào tạo diểm sẽ tạo điều kiện cho học sinh này được bình đẳng như các học sinh khác khi theo học; được chủ động chọn lựa những cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu học tập của bản thân.

Tóm lại, khi triển khai thực hiện các nội dung thí điểm về đổi mới cơ chế tài chính (trong đó có nội dung về thí điểm tự chủ học phí), NSNN đầu tư cho giáo dục đại học không giảm đi và vẫn đảm bảo nguồn kinh phí để đảm bảo cơ hội học tập cho người học thuộc gia đình chính sách, gia đình nghèo.

 Hồng Vân 


the gioi seo, tai lieu seo, học làm seo, tự học seo, seo on page, seo online, hoc seo website, tự làm seo, lam seo la gi, tool seo web

marketing la gi, online marketing, học marketing online, hoc marketing o dau

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.