Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Cần Giuộc (Long An): Những mô hình thiết thực ở khu dân cư

 Với đặc điểm là một khu đô thị cổ, đất hẹp người đông, từ nhiều năm nay cán bộ, nhân dân thị trấn Cần Giuộc (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) luôn nỗ lực tìm ra những cách thức hoạt động hiệu quả, mô hình hay để đưa thị trấn phát triển về mọi mặt. 


Thị trấn Cần Giuộc luôn được Trung ương và tỉnh đánh giá cao

về những mô hình thiết thực tại các khu dân cư


Hiệu quả từ Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng


Một trong những mô hình nổi bật ở đây được kể đến là hoạt động giám sát đầu tư cộng đồng. Theo UBMTTQ thị trấn Cần Giuộc, hiện nay các khu phố ở thị trấn đều thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Nhiều năm qua các thành viên trong Ban đã có những hoạt động rất hiệu quả. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, Ban thực hiện giám sát 7 công trình, trong đó có những hạng mục quan trọng như: Công trình tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc, hàng rào khuôn viên trụ sở UBND thị trấn, cải tạo sửa chữa cầu Nguyễn Thị Bảy, nâng cấp đường liên tổ khu phố 1,2,3… giám sát các công trình này thu được những hiệu quả thiết thực.


Bà Giản Thị Thúy Phượng – Chủ tịch UBMTTQ thị trấn Cần Giuộc cho biết: "Mỗi khi ở địa phương có công trình được xây dựng, chúng tôi tổ chức họp dân, họp Ban Giám sát để phân công công việc. Nhờ có sự phối hợp, thực hiện chặt chẽ mà ngay từ đầu các công trình trên được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và không để thất thoát kinh phí của Nhà nước, của nhân dân đóng góp. Cũng vì lẽ đó, nhiều năm trở lại đây, không có công trình nào gặp sai phạm lớn”.


Thành công từ mô hình nuôi heo đất


Nằm trong khu vực không nhận được nhiều kinh phí từ Trung ương nên ngay từ đầu Cần Giuộc xác định, việc giúp đỡ người nghèo phải được huy động bằng chính nguồn lực của mình. Từ chủ trương đó, lãnh đạo thị trấn Cần Giuộc kêu gọi bà con ủng hộ về tiền, vật chất nhằm hỗ trợ đồng bào; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các doanh nhân, hội đồng hương đang sinh sống và làm việc ở các thành phố lớn. Chỉ trong thời gian ngắn, Cần Giuộc đã dần chủ động được nguồn kinh phí giúp đỡ người nghèo.


Để phát triển phong trào hiếu học của các em học sinh, Cần Giuộc đã phát động mô hình nuôi heo đất. Ông Lê Trường Thắng – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cần Giuộc cho biết, ở Cần Giuộc có nhiều học sinh học giỏi nhưng nhà lại nghèo, không có tiền để tiếp tục đến trường. Điều này đã thôi thúc chúng tôi phải làm sao không để các em phải nghỉ học giữa chừng. Rồi Quỹ khuyến học của thị trấn ra đời đã giúp đỡ được nhiều tấm gương hiếu học nhà nghèo vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, theo ông Thắng, hiện quỹ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Hơn nữa, quỹ khuyến học lại không mang tính bền vững.


"Do vậy, chúng tôi lại phát động Phong trào nuôi heo đất. Từ khi ra đời phong trào nuôi heo đất đã thu hút được đông đảo các hộ gia đình tham gia, từ các cụ già cho đến các em nhỏ đều tích cực tham gia. Nhờ phong trào mà đến nay ở Cần Giuộc đã có nguồn kinh phí ổn định với hàng trăm triệu đồng mỗi năm, riêng năm 2012 mô hình nuôi heo đất đã thu về hơn 400 triệu đồng để hỗ trợ cho các em học sinh; tỷ lệ học sinh học giỏi giảm hẳn, số học sinh học giỏi ngày càng tăng”, ông Thắng khẳng định.


Ông Trần Thanh Phong, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thị trấn Cần Giuộc cho rằng, thành công của mô hình nuôi heo đất không chỉ giúp các em về kinh phí mà ý nghĩa của nó đã được nâng lên một tầm cao mới, đó là thôi thúc các em học tập, có trách nhiệm với chính mình và quê hương. Ngoài ra, các em tiếp tục giúp đỡ, động viên thế hệ học sinh đi sau tự giác vượt qua chính mình để vươn lên trong cuộc sống.


Công tác tuyên truyền đã tác động vào nhân dân


Cũng theo thống kê của UBMTTQ thị trấn Cần Giuộc, đến đầu năm 2013 thị trấn có 100% hộ đăng ký thực hiện các nội dung về gia đình văn hóa, đăng ký an toàn về an ninh, trật tự, chấp hành luật giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và giữ gìn vệ sinh môi trường tại gia đình và cộng đồng dân cư. Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của thị trấn chọn khu phố 2 làm điểm về thực hiện Cuộc vận động và tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư năm 2013. Tiến hành tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân triển khai nội dung các cuộc vận động, thí điểm xây dựng cơ sở thờ tự văn hóa tại chùa Hòa Bình (khu phố 3).


Nói về tình hình an ninh trật tự ở khu dân cư, Trung tá Nguyễn Tấn Thuận – Trưởng Công an thị trấn Cần Giuộc cho biết, nhiều năm nay, an ninh trật tự của thị trấn luôn được đảm bảo. Lực lượng Công an luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận, các tổ chức đoàn thể. Hàng tháng, chúng tôi có những cuộc họp để rút kinh nghiệm, phân công phối hợp với nhau để thực hiện, điều này đã tạo hiệu quả tốt.


Theo ông Thuận: Có những đối tượng hoặc lĩnh vực không thể lúc nào Công an cũng thực hiện tốt được, chẳng hạn như việc cảm hóa người nghiện ma túy, hay định hướng nghề nghiệp cho họ sau cai,… về điều này chỉ có Mặt trận hay tổ chức đoàn thể mới thực hiện tốt được. "Hơn nữa, công tác tuyên truyền của Mặt trận và các tổ chức thành viên đã tác động vào nhân dân, chính nhân dân là người hỗ trợ đắc lực cho chúng tôi trấn áp tội phạm”, ông Thuận nhấn mạnh.


QUỐC ĐỊNH

Nhiệt độ miền Bắc đang tăng 'chóng mặt'

 (VTC News) - Hôm nay, các tỉnh miền Bắc trời chuyển nóng, nhiệt độ một số điểm vùng núi lên đến 35 độ C, thủ đô Hà Nội tăng lên 33 độ C. 

 
 

Do ảnh hưởng của đới gió tây nam gây hiệu ứng phơn nên ngày hôm qua (25/6) ở một số nơi thuộc các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ đã xảy ra nắng nóng với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 – 37 độ, một số nơi cao hơn như: Quảng Ngãi 37.8 độ, Hoài Nhơn (Bình Định) 37.3 độ,…
Dự báo ngày hôm nay (26/6), nắng nóng sẽ mở rộng ra các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 – 37 độ, một số nơi cao trên 37 độ.

  
 Miền Bắc trời chuyển nóng, thủ đô Hà Nội nhiệt độ tăng lên 33 độ C. (Ảnh minh họa - Internet) 

Đợt nắng nóng này có khả năng mở rộng ra các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong 2 - 3 ngày tới.
Gió tây nam hoạt động yếu là nguyên nhân chính làm giảm mưa trên các tỉnh thành phía Nam. Mưa giông tiếp tục xuất hiện vào buổi chiều và tối nhưng cường độ mưa cũng như diện mưa giảm dần. Nhiệt độ cao nhất trong ngày từ 30 - 32 độ C.
  
Dự báo thời tiết các vùng ngày và đêm 26/6:
 
 

Phía Tây Bắc Bộ mây thay đổi, có mưa rào và giông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 – 26 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 31 - 34 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ mây thay đổi, có mưa rào và giông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 – 27 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 30 - 33 độ, vùng núi phía Bắc có nơi 34 - 35 độ C.
Các tỉnh từ Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế mây thay đổi, phía bắc có mưa rào vài nơi; phía nam ngày nắng, có nơi có nắng nóng, đêm không mưa. Gió tây nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 25 – 28 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 31 – 34 độ, phía nam có nơi 35 - 36 độ C.
Các tỉnh Đà Nẵng đến Bình Thuận mây thay đổi, ngày nắng, phía bắc có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 25 – 28 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 33 - 36 độ, phía bắc có nơi trên 37 độ C.
Tây Nguyên mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 22 – 25 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 30 – 33 độ C.
Khu vực phía Nam mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 – 27 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 31 – 34 độ C.
Thủ đô Hà Nội mây thay đổi, ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 25 – 28 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 30 – 33 độ C.
 

» Miền Bắc và miền Trung xuất hiện đợt nắng nóng mới
» Mưa giông bao trùm cả nước đến cuối tuần
» Tuần này, nắng nóng diện rộng, cao nhất 39°C

Diệp Vy 


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri là doanh nhân

 (CAO) Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng các doanh nhân để có những chính sách điều chỉnh phù hợp, kịp thời, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã có cuộc tiếp xúc với cử tri là doanh nhân trên địa bàn TP vào chiều 25 - 6, tại Hội trường TP. 

Tham dự cuộc tiếp xúc đặc biệt này có Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng; Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQVN TP.HCM Võ Thị Dung cùng đại diện nhiều sở ngành của TP và hơn 100 doanh nhân hoạt động trong nhiều ngành nghề.

Tại buổi tiếp xúc, các doanh nhân kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến giải pháp tháo gỡ về vốn cho chủ đầu tư, chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn lãi suất rẻ, giảm thuế nhập khẩu, kích thích ngành nghề phát triển, vấn đề xóa các dự án treo, vấn đề nông nghiệp....


 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri là doanh nhân 

Với gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho ngành bất động sản, có ý kiến cho rằng, nên phân bổ về từng địa phương để doanh nghiệp sớm tiếp cận được gói này. Ngoài ra, các doanh nghiệp đề nghị cần có chính sách giúp doanh nghiệp sớm tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ, giảm lãi suất cho vay xuống còn 8-10%năm là phù hợp. Đối với trái phiếu Chính phủ, nên ưu tiên bán cho người dân trước nhằm huy động nguồn lực tiền, vàng trong dân còn rất lớn để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Còn cử tri Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP thì cho rằng, thủ tục hành chính trong xây dựng, nhà đất quá nhiêu khê, phức tạp và đó là một trong những nguyên nhân đẩy giá thành sản phẩm lên cao, gây lãng phí và tham nhũng. “Chất lượng công trình không tùy thuộc vào thủ tục nhiều hay ít mà phụ thuộc vào năng lực quản lý, chuyên môn của doanh nghiệp. Nhà nước và người dân mua nhà đòi hỏi doanh nghiệp phải giảm giá bán; doanh nghiệp bất động sản chúng tôi đòi hỏi Nhà nước phải giảm thủ tục. Bởi thủ tục nhiều càng dễ nhũng nhiễu, tham nhũng”.


 Đông đảo doanh nhân trò chuyện với Chủ tịch nước 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM hoan nghênh các ý kiến và tinh thần xây dựng của các cử tri doanh nghiệp và nhấn mạnh: Đây là những thông tin hết sức quan trọng đối với các đại biều nói chung và cá nhân Chủ tịch nước nói riêng. Chủ tịch nước cũng đồng tình với nhiều ý kiến phản ánh khó khăn của lĩnh vực nông nghiệp và các ngành nghề khác thời gian qua; đồng thời thông báo một số giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, sự quan tâm mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho sản xuất, kinh doanh thông qua đàm phán các Hiệp định Thương mại Tự do với EU, Hàn Quốc, Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazakhtan.... Chủ tịch nước nhắc lại câu nói nổi tiếng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: “Trước khi trời cứu, mình hãy tự cứu mình”, để nhắc nhở các doanh nhân nên đoàn kết, hợp tác với nhau trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, không chỉ để tìm lối thoát cho chính mình mà còn cùng nhau phát triển.


Việt Nam tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 46

 Từ ngày 28/6 đến 2/7, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 46 (AMM 46), các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao giữa ASEAN với các đối tác (PMC), Hội nghị Bộ trưởng ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 20 (ARF20) tại Brunei. 

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. (Ảnh: TTXVN)


Đây là Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao quan trọng nhất trong năm của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, có nội dung chính là kiểm điểm và định hướng thúc đẩy quan hệ hợp tác ASEAN, giữa ASEAN với các đối tác, đồng thời trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Ngoài ra, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mekong-Mỹ (LMI) lần thứ 6, Hạ nguồn Mekong và những người bạn (FLM) lần thứ 3, Hội nghị Bộ trưởng Mekong-Nhật Bản lần thứ 6, Hội nghị Bộ trưởng Mekong-Hàn Quốc lần thứ 3 và Hội nghị Bộ trưởng hợp tác sông Hằng - sông Mekong (MGC) lần thứ 7, cũng đồng loạt được tổ chức cùng thời điểm Hội nghị Ngoại giao AMM46 diễn ra.
Dự kiến nội dung thảo luận của Hội nghị Bộ trưởng LMI sẽ tập trung kiểm điểm hoạt động hợp tác trên 6 lĩnh vực trụ cột là môi trường và nước, y tế, giáo dục, kết nối, an ninh năng lượng, nông nghiệp và an ninh lương thực, từ đó đưa ra phương hướng và hoạt động trong thời gian tới.
Hội nghị cũng sẽ thảo luận về các cơ hội và thách thức trong hợp tác hai lĩnh vực là môi trường và kết nối. Hội nghị Bộ trưởng FLM sẽ đánh giá các hoạt động hợp tác trong thời gian qua và thảo luận về cơ hội, thách thức trong vấn đề quản lý nguồn nước chung ở khu vực Mekong.
Hội nghị Bộ trưởng Mekong - Nhật Bản tập trung đánh giá kết quả triển khai "Kế hoạch hành động Mekong-Nhật Bản nhằm hiện thực hóa Chiến lược Tokyo" cho giai đoạn 2013 - 2015 theo 3 trụ cột hợp tác: Tăng cường kết nối trong khu vực Mekong và giữa Mekong với các nước bên ngoài; Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Nhật Bản và các nước Mekong; Hợp tác về môi trường và an ninh con người, đồng thời cập nhật bản kế hoạch hành động.
Hội nghị sẽ thảo luận về một số vấn đề quốc tế và khu vực. Hội nghị Bộ trưởng Mekong-Hàn Quốc tập trung rà soát những tiến triển trong hợp tác Mekong-Hàn Quốc và thảo luận về định hướng hợp tác thời gian tới. Hội nghị cũng sẽ thảo luận về các vấn đề quốc tế và khu vực. Hội nghị sẽ thông qua việc thành lập Quỹ hợp tác Mekong-Hàn Quốc và "Điều khoản tham chiếu" của Quỹ.
Hội nghị Bộ trưởng MGC sẽ rà doát tình hình triển khai trong các lĩnh ưu tiên là văn hóa, giáo dục, du lịch và giao thông liên lạc. Tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao các nước cũng sẽ tập trung trao đổi và thống nhất phương hướng triển khai của hợp tác MGC trong thời gian tới.
Sự tham gia của Việt Nam tại các Hội nghị giúp thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác quan trọng của tiểu vùng như: Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, mở rộng quan hệ hợp tác với Australia, New Zealand, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)... Ngoài ra, thông qua các cơ chế hợp tác này sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị của Việt Nam với các nước Mekong khác, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác phát triển đối với các dự án phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị AMM 46 và các Hội nghị liên quan nhằm củng cố đoàn kết, hợp tác ASEAN, tăng cường vai trò chủ động, trách nhiệm của ASEAN đối với hòa bình, an ninh khu vực; giữ vững vai trò chủ đạo của ASEAN trong tình hình mới, thúc đẩy quan hệ hợp tác với các đối tác, cùng đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực, đồng thời góp phần nâng cao hơn nữa vai trò và vị thế của Việt Nam./.

Thanh Hải (TTXVN)


Đoàn đại biểu QH TP Hà Nội tiếp xúc cử tri tại 9 quận, huyện

 (PL&XH) - Ngày 25-6, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hà Nội tiếp xúc cử tri tại các quận, huyện: Thanh Xuân, Long Biên, Hà Đông, Hoài Đức, Thanh Oai, Phúc Thọ, Thạch Thất, Chương Mỹ, Đông Anh. 

Qua nghe báo cáo cũng như theo dõi thông tin diễn biến kỳ họp trên các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri 9 quận, huyện bày tỏ sự phấn khởi trước những kết quả đạt được của kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, đặc biệt những đóng góp của Đoàn ĐBQH TP Hà Nội tại kỳ họp. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến băn khoăn trước một số trường hợp tham ô, lãng phí vẫn chưa được xử lý nghiêm và triệt để, hay như kiến nghị về việc giảm bớt thủ tục rườm rà trong việc cấp lại giấy khai sinh của cử tri huyện Phúc Thọ. Tại huyện Chương Mỹ, cử tri phản ánh sông Đáy ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và đề nghị các cơ quan liên quan cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nạo vét, cải tạo lòng sông. Cơ quan chức năng của TP cần quan tâm mở rộng mạng lưới giao thông nội đồng theo chuẩn nông thôn mới. Đây là yếu tố quan trọng và là điều kiện then chốt để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất hàng hóa. Đồng thời, tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, cần giáo dục thế hệ trẻ yêu quê hương, Tổ quốc, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu lao động.


Thu Thủy


Thành ủy HN: Thủ đô không có đám cưới quá 300 khách

 Ông Phan Đăng Long - Phó Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, từ khi triển khai thực hiện chỉ thị của Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên thành phố "cho đến nay HN chưa phát hiện trường hợp nào tổ chức đám cưới quá 300 khách". 

 ( ĐVO ) - Ông Phan Đăng Long - Phó Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, từ khi triển khai thực hiện chỉ thị của Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên thành phố "cho đến nay HN chưa phát hiện trường hợp nào tổ chức đám cưới quá 300 khách". 

  

Ông Long cho biết, về cơ bản cán bộ, công chức, Đảng viên trên thành phố đã thực hiện rất nghiêm túc, không thấy ý kiến phản ánh từ người dân, tổ dân phố về những vi phạm này.

Thành ủy HN: Không có đám cưới xa hoa ở Hà Nội. (Ảnh minh họa)


"Trên địa bàn vẫn còn rất nhiều những đám cưới rình rang, lãng phí, không đúng giá trị là do đan xen với cán bộ công chức Trung ương. Vì có đến 70% cán bộ công chức trên địa bàn Hà Nội là thuộc cán bộ Trung Ương trong khi đó chỉ thị lại chỉ có tác dụng điều chỉnh với cán bộ, công chức Hà Nội thôi", ông Long cho biết.

Theo ông Long, vấn đề thanh tra, kiểm tra hiện nay chính là sự giám sát của bà con tổ dân phố, cơ bản vẫn phải dựa vào sự tự giác của các cán bộ, Đảng viên là chính.

Trong trường hợp cán bộ, Đảng viên vi phạm thì sẽ bị xử lý kỷ luật Đảng.

Hiện Hà Nội đang đề xuất Trung ương cùng vào cuộc, tuy nhiên sự vào cuộc của Trung ương hiện còn chưa rõ nét.

Trước đó, ngày 4/10/2012, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị đã ký ban hành Chỉ thị về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố.

Theo đó, số lượng khách mời dự tiệc không quá 300 người (nếu nhà trai và nhà gái tổ chức tiệc chung thì khách mời không quá 600 người).

Tỉnh ủy Đắk Lắk cũng đã ban hành chỉ thị về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đối với cán bộ đảng viên.

Theo chỉ thị này, từ nay cán bộ đảng viên khi tổ chức tiệc cưới phải trên tinh thần lành mạnh, tiết kiệm, không phô trương, hình thức, khuyến khích tổ chức tiệc cưới tập thể, dùng tiệc ngọt đãi khách, không sử dụng thuốc lá. .

Tỉnh ủy Đắk Lắk cấm cán bộ đảng viên sử dụng công quỹ và xe công vụ phục vụ đám cưới, không đi dự đám cưới trong giờ làm việc...

Đối với cán bộ đảng viên, đặc biệt là lãnh đạo, khi tổ chức đám cưới cho bản thân hay người thân phải báo cáo với đơn vị, số lượng khách mời trong tiệc cưới tối đa là 350 khách (nếu nhà trai và nhà gái cùng tổ chức thì tổng số khách không vượt quá 600 khách).

Đối với lễ tang không mời cỗ và uống rượu bia trong tang lễ, không rải tiền thật, vàng mã trên đường đưa tang, không lấn chiếm lòng lề đường để dựng rạp, không mở các thiết bị âm thanh ảnh hưởng đến môi trường chung...

 (Theo TTO) 

 Thái An 


GĐ Đài truyền hình bị đình chỉ đã 'lơ là" thế nào?

 - Ông Vũ Anh Thao cho rằng có thể do bộ phận thư ký biên tập sơ suất nên đưa tin không đúng khung giờ... 

  

 Lơ là tuyên truyền chống bão 

Như VietNamNet đã đưa, các Sở, ngành của tỉnh Thái Bình đã thống nhất đi đến kiến nghị đề xuất chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình tạm đình chỉ GĐ Đài PT-TH Thái Bình vì lơ là công tác thông tin về cơn bão số 2.

Đây là nội dung chủ yếu tại cuộc họp khẩn do lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình chủ trì với lãnh đạo các ngành Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp phát triển nông thôn, Thanh tra tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh.


Giám đốc Đài PT-TH tỉnh Thái Bình Vũ Anh Thao bị đình chỉ công tác vì lơ là thông tin chống bão số 2 - Ảnh: NLĐ

Đại diện các ngành này sau khi xem xét đã thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Vũ Anh Thao - Tỉnh ủy viên, GĐ Đài PT- TH Thái Bình.

Sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã ký Quyết định số 1297/QĐ-UBND tạm đình chỉ công tác đối với ông Vũ Anh Thao.

Theo QĐ này, thời gian tạm đình chỉ đối với ông Thao là 15 ngày, kể từ chiều ngày 23/6 để phục vụ công tác điều tra làm rõ trách nhiệm trong việc thực hiện trách nhiệm phát tin về dự báo và công tác thông tin tuyên truyền phòng, chống cơn bão số 2 theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão (PCLB) tỉnh.

Cấp phó của ông Thao, ông Vũ Văn Nghiêm (hiện là PGĐ Đài) sẽ phụ trách đài và nhận trách nhiệm Ủy viên Ban PCLB tỉnh trong thời gian tạm đình chỉ công tác đối với ông Vũ Anh Thao.

Sự kiện cơn bão số 2 đổ bộ vào đất liền và trực tiếp ảnh hưởng đến tỉnh Thái Bình được các lãnh đạo Sở, ban ngành Thái Bình xác định là nhiệm vụ chủ chốt. Tuy nhiên, công tác thông tin về diễn biến cơn bão đã không được Đài PT-TH Thái Bình thông tin kịp thời tới người dân.

Người dân Thái Bình xác nhận, mặc dù theo dự báo, chiều 23/6 bão số 2 sẽ có thể ảnh hưởng đến Thái Bình, tuy nhiên, cả ngày hôm đó Đài Thái Bình đưa vài tin thưa thớt về bão.

Hiện Thanh tra tỉnh và các ngành chức năng đã tiến hành thu thập thông tin, điều tra về trách nhiệm của ông Thao.

Trả lời trên báo Thanh Niên, ông Vũ Anh Thao cho biết ông đang viết giải trình gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình.

Nói về việc “tuyên truyền không kịp thời về cơn bão số 2”, ông Thao cho rằng có thể do bộ phận thư ký biên tập sơ suất nên đưa tin không đúng khung giờ hoặc phát sóng không đúng các khung giờ quy định.

 Đưa thông tin ngành trong ngày bão đổ bộ 

 Theo tìm hiểu, tính đến ngày 23/6, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh đã ban hành 3 công điện yêu cầu Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp, các ngành triển khai các nội dung, nhiệm vụ được giao. 

Trụ sở Đài PT-TH Thái Bình - Ảnh: Thanh Niên 

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng ra công điện yêu cầu các ban ngành, địa phương, các cá nhân Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy khẩn trương, trực tiếp tích cực tham gia công tác phòng chống, đối phó bão.

Sau khi gây ảnh hưởng tới tỉnh Thái Bình vào tối 23/6, bão số 2 suy yếu chỉ còn là một vùng thấp nhưng vẫn gây ra gió mạnh cấp 7, cấp 8 cộng với triều cường, gây sóng lớn ở khu vực ven biển.

Về thiệt hại sau bão tại Thái Bình, tuy không có thiệt hại về người nhưng bão số 2 đã làm ngập, sạt hàng ngàn ha đầm nuôi trồng thủy sản tại các huyện ven biển; đe dọa ngập úng đối với trên 3.700ha mạ, lúa mùa mới gieo cấy.

Được biết, sự kiện bão số 2 đổ bộ vào Thái Bình trùng với sự kiện Chi hội Nhà báo Đài PT-TH Thái Bình đạt 3 giải C giải Báo chí quốc gia năm 2013. Khoảng thời gian tuần cuối cùng của tháng 6 cũng là ngày kỷ niệm 88 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6).

Nhân sự kiện này, Đài PT-TH Thái Bình đã làm một phóng sự về chuyện đời, chuyện nghề của các phóng viên, nhà báo, các hội viên Chi hội Nhà báo thuộc đài.

Và sau đó, đến 17 giờ chiều cùng ngày, khi bão chính thức vào thì thấy Đài phát gần 1 giờ về chương trình phát động giải báo chí tỉnh do Hội Nhà báo triển khai.

Quyết định thành lập Ban chỉ huy PCLB của UBND tỉnh Thái Bình ngày 13.2.2013, ông Vũ Anh Thao, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Đài PT-TH được giao trách nhiệm Ủy viên, thuộc Tiểu ban Tiền phương, trực tiếp phụ trách công tác thông tin, tuyên truyền.

Đến ngày 5.4, UBND tỉnh tục ban hành Chỉ thị số05/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống bão lụt, giao cho Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đài PT-TH đảm bảo thông tin thường xuyên, kịp thời về thiên tai, bão lũ…

 K.Trung 


Indonesia và Trung Quốc hợp tác chống tham nhũng

 Ngày 25/6, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao Trung Quốc và Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia Indonesia (KPK) đã ký bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác chống tham nhũng giữa hai quốc gia. 


Lễ ký diễn ra bên lề Hội nghị lần thứ 5 Hiệp hội quốc tế các cơ quan chống tham nhũng (IAACA) được tổ chức tại thành phố Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc.
Phó Tổng công tố Indonesia Darmono và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc Tào Kiến Minh, đã tham dự lễ ký.
Theo bản ghi nhớ thiết lập hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực chống tham nhũng, hai bên sẽ tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng chống tham nhũng và nhận hối lộ, cũng như các nghiệp vụ điều tra các vụ án tham nhũng.
Phó Tổng công tố Darmono nhấn mạnh không một quốc gia nào tự mình có thể xóa bỏ được tệ nạn tham nhũng, vì vậy Luật Chống tham nhũng của mỗi nước cần thúc đẩy hợp tác nâng cao kỹ năng của các nhân viên thực thi luật pháp, bao gồm cả công nghệ thông tin để có thể theo dõi các tài sản có được từ tham nhũng.

Chia sẻ quan điểm với ông Darmono, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc Tào Kiến Minh nhấn mạnh đến sự cần thiết xây dựng được một chiến lược toàn diện nhằm đưa các kiến thức về pháp luật vào giáo dục cộng đồng, và đồng bộ hóa các quy định trong phát hiện, thu hồi các tài sản bất chính và tăng cường hợp tác quốc tế chống tham nhũng.
Tham dự Hội nghị lần thứ 5 IAACA có trên 200 đại biểu đến từ 50 nước trên thế giới./.

(TTXVN)


Nắng nóng cục bộ quay trở lại miền Bắc

 Dân Việt - Một đợt nắng nóng cục bộ quay trở lại miền Bắc trong những ngày tới. Tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Trung ương cho biết. 

Hiện các tỉnh miền Bắc, bắc và trung Trung Bộ chịu ảnh hưởng của rìa phía nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 25-27 độ vĩ bắc đang mờ dần đi. Trong khi đó vùng áp thấp nóng phía tây có xu hướng phát triển và mở rộng về phía nước ta. Đẩy nhiệt độ Bắc Bộ, bắc và trung Trung Bộ tăng trở lại, một đợt nắng nóng cục bộ quay trở lại miền Bắc trong những ngày tới. Tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Trung ương cho biết.

Dự báo thời tiết miền Bắc từ ngày 26 đến 30.6: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Ngày trời nắng, trong đó có khoảng 2-3 ngày xuất hiện nắng nóng. Phía tây Bắc Bộ nhiệt độ thấp nhất từ 24-26 độ C, vùng núi trong khoảng 19-21 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 34-36 độ C, có địa phương đạt mức 36-38 độ C. Phía đông Bắc Bộ, trong đó có cả Thủ đô Hà Nội nhiệt độ thấp nhất dao động từ 25-27 độ C, vùng núi 22-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất có ngày đạt mức 35-37, có nơi cao hơn 37 độ C.

Các tỉnh bắc và trung Trung Bộ cường độ nắng nóng nặng hơn, diện nắng nóng mở rộng hơn. Với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-38 độ C, có nơi cao trên 38 độ C.

Khoảng đêm về sáng ngày 1.7, miền Bắc có mưa, mưa rào và giông đều khắp khiến nhiệt độ chùng xuống. Nắng nóng chấm dứt, tuy nhiên nền nhiệt độ các tỉnh thành vẫn ở mức khá cao.

Lưu Minh Hải


Bước phát triển mới mang tính lịch sử trong quan hệ Việt Nam-Indonesia

 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ có chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước tới Indonesia từ ngày 27-28/6. Chuyến thăm này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước ngày càng gắn bó và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang trong giai đoạn bản lề để tiến tới hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Trước thềm chuyến thăm, phóng viên TTXVN tại Jakarta đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Nguyễn Xuân Thủy. 



Đại sứ Nguyễn Xuân Thủy cho biết Indonesia là quốc gia có vai trò quan trọng trong ASEAN, luôn tích cực đóng góp cho việc xây dựng và phát triển vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực. Việt Nam luôn đánh giá cao và coi trọng quan hệ với các nước trong khu vực, trong đó có Indonesia. Hai nước có nhiều điểm tương đồng về truyền thống, lịch sử, văn hóa và đã xây dựng mối quan hệ hữu nghị truyền thống hơn nửa thế kỷ qua.


Chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Indonesia có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới có tính lịch sử trong quan hệ giữa hai nước. Kể từ năm 2003 tới nay, hai nước đã có những thỏa thuận quan trọng làm nền tảng phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện. Năm 2003, nhân chuyến thăm của Tổng thống Indonesia Megawati Soekarno tới Việt Nam, hai bên đã ký Hiệp định khung về Khuôn khổ hợp tác hữu nghị và toàn diện hướng tới thế kỷ 21. Tháng 9/2011, trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Indonesia, lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận thúc đẩy quan hệ hướng tới đối tác chiến lược. Hai bên đã ký Chương trình hành động Việt Nam-Indonesia giai đoạn 2012-2015 nhằm triển khai toàn diện giữa hai nước. Dự kiến, trong chuyến thăm này, hai bên sẽ nâng quan hệ trở thành đối tác chiến lược. Lãnh đạo hai nước cũng sẽ chứng kiến lễ ký kết một loạt thỏa thuận hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực như dẫn độ và tương trợ tư pháp, năng lượng, tài chính, hàng hóa nông nghiệp.


Theo dự kiến, ngày 27/6, sau lễ đón chính thức cấp Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ có cuộc gặp riêng, sau đó hội đàm với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono; cùng Tổng thống chứng kiến Lễ ký các văn bản thỏa thuận, gặp gỡ báo chí và dự Quốc tiệc do Tổng thống Indonesia chủ trì. Sáng 28/6, Chủ tịch nước sẽ đến viếng và đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Anh hùng Kalibata; hội kiến Chủ tịch Quốc hội (Hạ viện) Indonesia; tiếp Bộ trưởng Các doanh nghiệp Nhà nước cùng 10 doanh nghiệp lớn của Indonesia, đến chào và dự tọa đàm với doanh nghiệp hai nước. Chiều 28/6, Chủ tịch nước sẽ đến thăm Ban Thư ký ASEAN, gặp gỡ và nói chuyện với các Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực các nước ASEAN tại Jakarta và cán bộ, nhân viên Ban Thứ ký ASEAN. Trước khi rời Jakarta về nước, Chủ tịch nước sẽ đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Cơ quan đại diện Việt Nam, phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại ASEAN và dại diện lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia.


Về những kết quả nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Indonesia thời gian qua, Đại sứ Nguyễn Xuân Thủy cho biết hai nước đã thiết lập được quan hệ hợp tác chặt chẽ và tin cậy lẫn nhau. Hai bên đã xây dựng được cơ chế hợp tác và phối hợp chặt chẽ không chỉ trong gia đình ASEAN mà trong cả các thể chế, diễn đàn quốc tế và khu vực rộng lớn hơn như Liên hợp quốc, APEC, ASEM, FEALAC,.. về nhiều vấn đề nổi cộm của khu vực và thế giới như hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác kinh tế, biến đổi khí hậu… Hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước cũng đạt được những kết quả tương đối khả quan. Trong hai năm 2011- 2012, dù môi trường kinh tế thế giới không thuận, nhưng thương mại song phương đều đạt trên 4,6 tỷ USD. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Indonesia các mặt hàng như gạo (789.665 tấn), điện thoại các loại và linh kiện, sắt thép các loại (301.464 tấn), dầu thô (157.416 tấn); nhập khẩu của Indonesia giấy các loại (263.894 tấn), dầu mỡ động thực vật, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, hóa chất. Kim ngạch thương mại hai chiều trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt khoảng 2,1 tỷ USD.


Ngoài ra, hai bên đang nỗ lực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng (trao đổi, hợp tác huấn luyện hải quân…), đàm phán vùng đặc quyền kinh tế, giáo dục. Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đã mở đường bay thẳng thành phố Hồ Chí Minh-Jakarta đạt kết quả khả quan, góp phần tăng cường du lịch và kết nối thương mại giữa hai nước.


Về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Indonesia trong thời gian tới, Đại sứ Nguyễn Xuân Thủy nhấn mạnh hai nước có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, khai mỏ, nông nghiệp, chế biến thủy-hải sản, du lịch, giáo dục. Indonesia là nước đi trước trong phát triển công nghiệp năng lượng (khai thác dầu, khí hóa lỏng, than và các loại quặng …), do đó có thể giúp Việt Nam về kinh nghiệm quản lý phát triển bền vững cũng như đầu tư cùng thăm dò và khai thác. Về nông nghiệp, hai nước có những thế mạnh có thể hợp tác liên kết với nhau góp phần tăng cường an ninh lương thực và giảm nghèo. Trong lĩnh vực du lịch, cả hai đều có những điểm đến nổi tiếng thế giới. Nói đến Việt Nam, du khách thường nhắc đến Vịnh Hạ Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, bãi biển Nha Trang, đảo Phú Quốc, và nói tới Indonesia, người ta nhớ đến Đảo rồng Komodo, cố đô Yogyakarta, khu nghỉ mát ở đảo Bali, Lombok… Đây là vốn quý góp phần thúc đẩy hợp tác về văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân.


Đại sứ Nguyễn Xuân Thủy cho rằng để nâng cao hiệu quả hợp tác, hai bên cần nâng cao vai trò của các cơ chế, bộ máy đã có như Ủy ban Hợp tác chung, Ủy ban Hỗn hợp. Bản thân mỗi bộ, ngành của từng nước cần chủ động, tích cực triển khai thực hiện các thỏa thuận, chương trình hợp tác đã có, hỗ trợ quảng bá cho nhau, đồng thời có những chính sách ưu tiên hỗ trợ cho doanh nghiệp hai bên để đầu tư, làm ăn có hiệu quả. Hai nước đều có dân số trẻ cần tăng cường đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động. Đây là lĩnh vực cần khai phá thêm. Doanh nghiệp hai nước cũng cần chủ động, tăng cường trao đổi cơ hội hợp tác và đầu tư hơn nữa.



TTXVN/Tin tức


Thao thức đợi nước

 Đêm nào cũng thế, vòi nước nhà ông Nguyễn Hồng Đạt - trưởng thôn Định Cư luôn luôn ở trong trạng thái mở để hứng nước, nhưng rồi đến sáng sớm nhìn ra những thùng nước được đặt ngăn nắp dưới chiếc vòi nhỏ nhắn vẫn không có lấy một giọt nước nào. Cứ hy vọng đến thất vọng kéo dài suốt 13 năm kể từ ngày lên sống tại thôn Định Cư, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế). 


Mỏi mắt ngóng nước về


Ông Nguyễn Hồng Đạt- Trưởng thôn Định Cư cho rằng, chuyện bà con ở thôn thiếu nước sạch là chuyện không mới nhưng cũng…chẳng bao giờ cũ. Bởi 13 năm nay, từ ngày lên vùng đất mới, xa triền sông tránh cơn giận dữ của thủy thần, họ lại phải tìm về chân ruộng hay đi bộ cả cây số để gồng gánh nước sinh hoạt. Giữa trưa trời nắng chang chang của vùng bán sơn địa, từng tốp thanh niên, người già, trẻ nhỏ lỉnh kỉnh xô chậu đi ngược về phía cuối dốc để tìm nguồn nước. Để đối phó với cơn khát nước sạch tồn tại dai dẳng suốt mười mấy năm nay, bà con cũng đã làm đủ cách từ đào giếng, xây bể chứa, bể lọc rồi hứng nguồn nước tự chảy. Thế nhưng, cả thôn có 10 cái giếng thì có đến 8 cái không còn một giọt nước.


Giếng ở thôn Định Cư đào xuống từ 8 đến 10m vẫn không có nước, đào sâu hơn gặp đá tảng xem như công toi. Giếng đào không được bà con chuyển sang giếng khoan. Nhưng làm giếng khoan cũng còn phải tính chuyện "hên xui” nữa nếu không "tiền mất tật mang”. Cụ thể như hộ ông Trương Tại, Hồ Văn Bảo, cả hai gia đình bỏ ra hơn 15 triệu đồng để khoan giếng nhưng cuối cùng giếng khoan có cũng như không. Nước giếng sau khi lấy lên đỏ ngàu, không thể dùng được đành bỏ hoang từ 2 đến 3 năm nay.


Trong số những hộ dân đang thiếu nước ở thôn Định Cư khổ nhất là 40 hộ gia đình đang sinh sống ở bên đường quốc lộ 49B, vùng gò đồi cao. Ở đây muốn có nước sạch phải đi gần 2km. Ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Mỹ Liên - một trong những hộ dân đang sinh sống trong vùng trọng điểm "khát nước” cũng là lúc các thành viên trong gia đình đang chuẩn bị dụng cụ để xuống sông tắm giặt, tiện thể lấy nước về phục vụ sinh hoạt trong nhà. Gia đình chị Liên có 5 nhân khẩu tất cả mọi sinh hoạt cũng nhờ vào mấy cái lu chứa nước dự trữ, nhưng từ mấy ngày nay lu chứa nước trong nhà cũng không còn lấy một giọt nước dự trữ nào.


Chị Liên tâm sự: "Nói ra chắc mấy anh không tin, chứ bà con ở đây khổ lắm, nhiều lúc cả ngày đi làm rừng về mệt tối về cũng không có lấy một giọt nước để tắm, bởi rứa khi mô đi giặt áo quần ở ngoài sông cũng tranh thủ chở vài ba bịch nước về nhà dự trữ. Có khi vào luôn cả chuồng heo để tắm cho tiết kiệm nước, một phần cũng dùng nước này để rửa phân heo cho sạch chuồng luôn”.




Cả gia đình chị Liên cùng ra bến đò Thạch Hàn

để lấy nước sông về dùng


Bao giờ người dân hết "đói nước”?


Theo tìm hiểu của chúng tôi, 132 hộ dân với gần 600 nhân khẩu hiện đang sinh sống tại thôn Định Cư trước đây sinh sống cạnh sông Hữu Trạch thuộc các thôn La Khê Trẹm, La Khê Bãi, Liên Bằng và Thạch Hàn, xã Hương Thọ. Sau cơn "đại hồng thủy” năm 1999, bà con được di dời về thành lập một thôn mới gọi là thôn Định Cư chạy dọc quốc lộ 49B. Để tạo điều kiện cho bà con có nước sinh hoạt nơi vùng đất mới, Nhà nước đã đầu tư hệ thống nước tự chảy kéo dài từ trên núi về. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống nước tự chảy này chỉ cung cấp được nước vào mùa mưa. Riêng đối với những vùng cao thì mùa hè nước không thể lên tới. Một số bà con cho biết, cả tháng đôi khi mới hứng được một vài thùng nước từ công trình này. Để cứu vãn tình thế, Hợp tác xã nông nghiệp Hương Thọ đã dùng máy bơm dầu hút nước từ sông Hữu Trạch bơm vào hệ thống nước tự chảy phục vụ nhân dân, nhưng do nguồn nước nhiễm bẩn lại mất điện thường xuyên nên nước đã không đến được các hộ vùng cao.


Năm 2010, Hương Thọ đã đầu tư 10 bồn chứa nước cho bà con ở thôn Định Cư, mỗi hộ phải bỏ thêm 1,7 triệu đồng để mua bồn chứa nhưng do nước sinh hoạt thất thường, những ngày cắt điện không bơm được nên các bồn chứa cũng không phát huy tác dụng. Ông Nguyễn Hồng Đạt, trưởng thôn Định Cư cho biết thêm: "Thực trạng thiếu nước nghiêm trọng của bà con đã diễn ra nhiều năm, qua các kỳ họp chúng tôi đã phản ánh nhiều lần nhưng vẫn chưa có kết quả. Trong khi đó bà con hiện tại phải dùng nước sinh hoạt thiếu vệ sinh, nguy cơ bệnh tật đe dọa rất cao.”


Trước sự kiến nghị của bà con, Công ty TNHH MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên- Huế có cử cán bộ lên khảo sát, dự định sẽ đấu nối đường ống vào hệ thống nước tự chảy nhưng vẫn không thực hiện được do đường ống này nhỏ, sử dụng đã lâu không chịu được áp lực. Ông Mai Văn Xuân- Chủ tịch UBND xã Hương Thọ cho biết: "Vấn đề thiếu nước sinh hoạt ở địa phương không chỉ riêng khu vực thôn Định Cư mà còn những thôn khác nữa. Do Hương Thọ có địa hình cao, phân bố rải rác, xa trung tâm nên việc cấp nước gặp rất nhiều khó khăn. Trước mắt, cần đầu tư hệ thống bồn chứa, cải tạo hệ thống ống dẫn để lấy nước từ sông Hữu Trạch bơm lên, lắng lọc cho bà con dùng. Còn về lâu dài, nếu đầu tư hệ thống nước máy hoàn chỉnh cần kinh phí lớn, vượt khả năng tài chính của địa phương.


Trang Hạ

Xây dựng gia đình làm tiền đề cho xã hội phát triển lành mạnh

 KTĐT - Đây là một trong những mục tiêu được đặt ra tại Hội nghị biểu dương các gia đình văn hóa (GĐVH) tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2010-2012 và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2013, do UBND huyện Thường Tín tổ chức sáng nay (26/6). 

 >> Nhiều hoạt động hướng về gia đình 

Lãnh đạo huyện Thường Tín trao bằng khen cho các gia đình tiêu biểu xuất sắc.

Trong những năm qua, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) trên địa bàn huyện Thường Tín đã phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, kết quả năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010, huyện có 43.564 hộ gia đình đạt danh hiệu GĐVH=80%, năm 2012 có 47.825 hộ đạt danh hiệu GĐVH=85,02%; 57% làng, khu dân cư, tổ dân phố văn hóa; 59% đơn vị văn hóa… Phong trào đã tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, giữ vững; số hộ sản xuất kinh doanh giỏi và hộ khá, giàu tăng cao, nhiều hộ gia đình không chỉ làm giàu cho gia đình mình mà còn tạo việc làm và tăng thu nhập cho các hộ gia đình khác.

Tuy nhiên, các gia đình hiện nay đứng trước những thách thức lvề mối quan hệ đạo đức truyền thống trong gia đình như kính trên nhường dưới, lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ, tình cảm chung thủy của vợ chồng… Đặc biệt, là nảy sinh những cái xấu như tình trạng ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ, bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội… gia tăng làm ảnh hưởng đến tính bền vững của gia đình truyền thống Việt Nam.

Trong thời gian tới, UBND huyện Thường Tín đã đề ra 6 giải pháp để khắc phục những hạn chế và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống trong đời sống xã hội và tiếp tục đẩy mạnh công tác gia đình xây dựng đời sống văn hóa từ trong mỗi gia đình, lấy gia đình là “pháo đài” chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội và những tác động xấu của nền kinh tế thị trường để gia đình thực sự là tế báo của xã hội, là tổ ấm của mỗi người và là tiền đề cho xã hội phát triển lành mạnh. Trong đó, bên cạnh việc đảm bảo gia đình no ấm, bình đẳng, tiến hộ, hạnh phúc thì việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống được đặt ra hàng đầu.

 Tại hội nghị, UBND huyện Thường Tín đã biểu dương 11 Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các xã, thị trấn trong việc thực hiện tốt công tác gia đình tại địa phương và 169 gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc đại diện cho hơn 47.000 hộ gia đình trên địa bàn huyện.


Nghiêm túc, cởi mở và tinh thần trách nhiệm cao

 Ngày 24/6/2013, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, VKSNDTC đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2013 và góp ý Dự thảo Luật Tổ chức VKSND (sửa đổi) khu vực các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ. PGS.TS Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc VKSNDTC; lãnh đạo và Chánh Văn phòng VKSND các tỉnh trong khu vực; các Trưởng phòng nghiệp vụ và Viện trưởng VKSND cấp huyện của VKS tỉnh Bình Thuận. 

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC phát biểu chỉ đạo Hội nghị.


 Bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ được quy định trong Nghị quyết số 37 của Quốc hội 

Theo đánh giá tại hội nghị, trong 6 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng, đối tượng tội phạm đa dạng với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới.

Bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác theo chỉ đạo của Viện trưởng VKSNDTC tại Chỉ thị số 01/2013/CT-VKSTC và được Nghị quyết số 37/2012/NQ-QH13 của Quốc hội qui định, VKS các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp đổi mới công tác, trong đó nhiều VKS đã xác định và thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp mang tính đột phá nhằm giải quyết có hiệu quả những tồn tại, để nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp theo yêu cầu mới.

Các VKS trong khu vực đã tập trung tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, các qui định mới của Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngành. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ giải quyết, số lượng tội phạm được phát hiện xử lý qua tố giác, tin báo về tội phạm, tỷ lệ bắt giữ hình sự chuyển khởi tố được nâng lên; số bị can được đình chỉ điều tra do không phạm tội, tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng giảm so với cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm 2013 không để xảy ra trường hợp nào Tòa án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội. Việc phối hợp xác định án trọng điểm, tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng thẩm vấn, tranh tụng cho Kiểm sát viên… được quan tâm đúng mức. Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, vụ án hành chính đạt kết quả. Hai cấp kiểm sát đã ban hành nhiều kháng nghị, kiến nghị có chất lượng. Một số chỉ tiêu đạt được trong công tác thi hành án hình sự, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp cao hơn so với cùng kỳ năm 2012. Công tác phối hợp giữa các cơ quan tố tụng ở địa phương được tăng cường. Công tác tổ chức, cán bộ, kiểm tra, quản lý, chỉ đạo, điều hành và hậu cần có nhiều tiến bộ.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng thẳng thắn nhận định về những tồn tại, hạn chế trong từng lĩnh vực công tác. Một số đơn vị còn chưa chủ động thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm trong công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, số tố giác, tin báo để quá thời hạn giải quyết còn nhiều; còn để xảy ra những trường hợp quá hạn tạm giữ, tạm giam. Tỷ lệ bắt, giữ hình sự chuyển khởi tố đã được nâng lên nhưng chưa đáp ứng chỉ tiêu và còn thấp hơn tỷ lệ chung của toàn Ngành. Một số chỉ tiêu trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính; công tác kiểm sát thi hành án hình sự, dân sự; công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp của một số đơn vị còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Tại hội nghị, VKS các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ đã trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, những cách làm hay, có hiệu quả trong công tác của đơn vị, địa phương mình. Đồng thời, các đại biểu thay mặt đơn vị thẳng thắn trao đổi về những khó khăn của đơn vị mình và nêu lên những vướng mắc cần tháo gỡ. Đại diện lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSNDTC đã tiếp thu, giải đáp về những khó khăn, vướng mắc mà đại diện VKS các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ đã nêu trong hội nghị.

 Nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp vào Dự thảo Luật Tổ chức VKSND (sửa đổi) 

Dưới sự chủ trì của Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình, các đại biểu dự hội nghị đã góp ý vào Dự thảo Luật Tổ chức VKSND (sửa đổi). Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Viện Khoa học kiểm sát trình bày báo cáo đề dẫn về việc góp ý Dự thảo Luật Tổ chức VKSND (sửa đổi), với tinh thần và trách nhiệm cao, nhiều ý kiến tâm huyết của đại diện VKS các tỉnh đã góp ý vào nhiều nội dung cụ thể trong Dự thảo Luật này.

Dự thảo (lần 1) Luật Tổ chức VKSND (sửa đổi) bao gồm 7 chương, 20 mục, 117 điều được xây dựng trên cơ sở pháp điển hóa Luật Tổ chức VKSND năm 2002, Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND năm 2002 và Pháp lệnh tổ chức VKSQS năm 2002. Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu đã tập trung cho ý kiến và thảo luận về 10 nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau cụ thể như: Việc tổ chức Ủy ban kiểm sát ở các cấp VKS; Về Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên; Về diện người được bổ nhiệm Kiểm sát viên; Ngạch Kiểm sát viên; Nhiệm kỳ của Kiểm sát viên; Việc quy định Vụ trưởng (hoặc Viện trưởng) các Vụ (hoặc Viện) thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự ở VKSNDTC, Trưởng phòng các phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự ở VKSND cấp cao, cấp tỉnh, khu vực là chức danh tố tụng; Về việc quy định Kiểm tra viên là một chức danh tố tụng; Về thẩm quyền điều tra của VKSND khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; Về thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND; Về việc tổ chức các đơn vị cấp phòng ở VKSND cấp cao, cấp tỉnh, cấp khu vực.

Phát biểu kết luận hội nghị, Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao những kết quả VKSND các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ đã đạt được trong 6 tháng vừa qua. Trong bối cảnh tình hình tội phạm trên địa bàn có chiều hướng gia tăng về số lượng, tính chất, thủ đoạn phạm tội phức tạp… nhưng các VKS hai cấp trong khu vực đã có nhiều cố gắng vượt qua các khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác trong 6 tháng cuối năm, đồng chí Viện trưởng VKSNDTC đã chỉ ra cụ thể những mặt tồn tại cần phải khắc phục, những nhiệm vụ trọng tâm cần phải tập trung thực hiện và yêu cầu các đơn vị, địa phương phải rà soát lại những việc đã và chưa làm được để rút kinh nghiệm và tìm cách tháo gỡ. Mặt khác, từng đơn vị cần lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm gắn với những giải pháp mang tính đột phá, góp phần tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ chung trong công tác của toàn Ngành. Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, các đơn vị, địa phương cần chú trọng thực hiện tốt những nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác theo qui định trong Nghị quyết số 37/2012/NQ-QH13 của Quốc hội. Theo đó, các VKS cần nêu cao quyết tâm và phải có những giải pháp hiệu quả để thực hiện cho bằng được các chỉ tiêu đã được giao cho ngành Kiểm sát nhân dân theo qui định của Nghị quyết này.

Đồng chí Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình cũng ghi nhận những ý kiến đóng góp tâm huyết của các đại biểu khi góp ý kiến về Dự thảo Luật Tổ chức VKSND (sửa đổi) và chỉ đạo đơn vị chức năng tiếp thu, chỉnh sửa vào Dự thảo. Đồng thời, đề nghị các đại biểu tiếp tục nghiên cứu, góp ý, đóng góp trí tuệ cùng toàn Ngành hoàn thiện Dự thảo Luật đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ. Đối với những nội dung còn có nhiều ý kiến trái chiều, đồng chí Viện trưởng VKSNDTC gợi ý Ban soạn thảo có thể sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để có kết quả tốt nhất.

 Nguyễn Huân - Xuân Nha 


Báo Thái Lan đưa đậm tin về chuyến thăm của Tổng Bí thư

 (VOV) - Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo chí Thái Lan quan tâm chú ý và phản ánh kịp thời. 

Tối qua (25/6) và sáng nay, các tờ báo giấy, báo điện tử, hãng thông tấn, các kênh truyền hình, phát thanh phổ biến của Thái Lan đều đồng loạt đưa tin và tường thuật về sự kiện nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluc Shinawatra tiếp đón trọng thể Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phủ Thủ tướng Thái Lan.

Báo chí Thái Lan cho rằng: Chuyến thăm Thái Lan lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chuyến thăm lịch sử trong quan hệ hai nước. Kết quả cuộc hội đàm và tuyên bố chung của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Yingluc Shinawatra đã chính thức nâng cấp quan hệ Việt Nam và Thái Lan lên tầm "đối tác chiến lược", mở ra một chương mới của sự phát triển sâu rộng quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Thái Lan cả ở cấp độ song phương và đa phương.

Đáng chú ý, bài phản ánh của một số tờ báo lớn như "Công luận", "Nước Thái", "Dân tộc", "Bưu điện Bangkok" đã nhấn mạnh tới triển vọng tăng cường quan hệ hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và Thái Lan về kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh biển, cũng như trong hợp tác kết nối, hội nhập khu vực, vì lợi ích của hai nước và ASEAN.

Bên cạnh đó, một số báo của Thái Lan ngày hôm qua đã đưa tin: Lãnh đạo trường Đại học Thăm-ma-sạt tổ chức trọng thể lễ trao tặng bằng Tiến sỹ danh dự cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào sáng hôm nay, tại Hội trường lớn của Đại học Thăm-ma-xạt ở Thủ đô Bangkok.

Đại diện trường Đại học Thăm-ma-xạt nêu rõ: "Trường Thăm-ma-xạt trao tặng bằng Tiến sỹ danh dự cho ngài Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú trọng, vì ngài đã sử dụng tri thức và năng lực về khoa học để cống hiến đắc lực cho sự phát triển xã hội và đất nước. Điều đó rất xứng đáng được ca ngợi, tôn vinh"./.


Nhân viên trang tin điện tử hoạt động như PV là sai luật

 Bộ Thông tin và truyền thông (TT-TT) vừa ban hành văn bản chấn chỉnh hoạt động của các trang tin điện tử. 

 Bộ Thông tin và truyền thông (TT-TT) vừa ban hành văn bản chấn chỉnh hoạt động của các trang tin điện tử. 

Theo đó, văn bản này nêu rõ hoạt động của nhân viên trang tin điện tử như phóng viên báo chí là không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành về báo chí, về thông tin điện tử trên Internet.

Trước đó, trong thời gian vừa qua có nhiều tổ chức, đơn vị phản ảnh đến Bộ TT-TT về việc nhân viên của các trang thông tin điện tử tổng hợp như cafef.vn, gafin.vn, vietstock.vn, xzone.vn, stockbiz.vn... tham dự các cuộc họp báo, hội thảo và đưa tin như các cơ quan báo chí.

Theo Bộ TT-TT, việc nhân viên của các đơn vị này tham gia các cuộc họp báo, hội nghị, hội thảo do các bộ, ngành... tổ chức để đưa tin như các cơ quan báo chí là không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành về báo chí, về thông tin điện tử trên Internet.

Bộ TT-TT cũng nhấn mạnh các trang thông tin điện tử tổng hợp của tổ chức, doanh nghiệp chỉ được cung cấp thông tin tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở trích dẫn lại thông tin từ nguồn chính thức của các cơ quan Đảng và Nhà nước phù hợp với quy định pháp luật về báo chí, về bản quyền; không được bình luận.

Như vậy, các trang tin điện tử không được hoạt động như các cơ quan báo chí.

Theo M.Quang

(Tuổi trẻ)


Tôn vinh 100 gia đình công nhân viên chức lao động Thủ đô tiêu biểu

 ANTĐ - Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28-6, hôm nay 26-6, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội (LĐLĐ TPHN) tổ chức lễ Biểu dương, tôn vinh các gia đình Công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Thủ đô tiểu biểu năm 2013. Bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó Tổng LĐLĐVN tới dự và chỉ đạo hội nghị. 

Xây dựng gia đình tiêu biểu là tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển đối với cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, địa phương nơi cư trú và mang ý nghĩa nhân văn của cộng đồng xã hội. Với phương châm ấy, hoạt động Biểu dương gia đình tiêu biểu trong CNVCLĐ Thủ đô đã được LĐLĐ TPHN đưa vào chương trình công tác nữ công năm 2013, nhằm mục đích biểu dương, tôn vinh các gia đình đạt thành tích cao trong lao động, sản xuất, công tác, học tập và giúp đỡ cộng đồng; nuôi dạy con ngoan, học giỏi; biểu dương nam CNVCLĐ tiêu biểu cùng chia sẻ công việc gia đình, vừa làm tròn trách nhiệm của người chồng, người cha trong gia đình, vừa hoàn thành tốt công tác chuyên môn, công tác xã hội.


 Các gia đình tiêu biểu được tôn vinh trong năm 2013 

Hưởng ứng năm Gia đình Việt Nam 2013, các cấp Công đoàn cấp trên cơ sở đã biểu dương 438 nam CNVCLĐ tiêu biểu. Bằng nguồn quỹ xã hội do CNVCLĐ Thủ đô đóng góp, năm 2013, LĐLĐ thành phố đã hỗ trợ 55 mái ấm công đoàn cho các gia đình đoàn viên công đoàn có nhiều khó khăn về nhà ở. Chương trình vay vốn quỹ quốc gia giúp các gia đình làm kinh tế cải thiện đời sống đã được các cấp Công đoàn triển khai có hiệu quả.

Qua bình xét gia đình CNVCLĐ Thủ đô tiêu biểu năm 2013, đã có 12.525 gia đình được biểu dương cấp cơ sở; 1.446 gia đình biểu dương cấp trên cơ sở. Đặc biệt, 100 gia đình CNVCLĐ Thủ đô tiêu biểu xuất sắc, đã được LĐLĐ thành phố biểu dương, khen thưởng trong buổi lễ hôm nay. Đây là những gia đình CNVCLĐ tiêu biểu trong vượt khó vươn lên, gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, gia đình trẻ hạnh phúc, gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu mực, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tích cực tham gia hoạt động xã hội, từ thiện, gia đình có nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp được giữ gìn, phát huy.

Trong đợt tôn vinh này, Công đoàn Công an TP Hà Nội có gia đình đồng chí Vi Nguyên Tuấn, phóng viên Ban Nội chính - Báo An ninh Thủ đô là đại diện duy nhất, vinh dự được LĐLĐ TPHN tặng Bằng công nhận “Đạt danh hiệu gia đình CNVCLĐ Thủ đô tiêu biểu năm 2013”.

Hà Hoàng


Mạng lưới thông tin VNPT vững vàng qua bão số 2

 Nhờ có phương án chuẩn bị trước nên mạng lưới viễn thông của VNPT tại vùng tâm bão đã đi qua vẫn được đảm bảo. 

 
 
Bão số 2 đã đổ bộ vào đất liền hồi 19h ngày 23/06/2013. Sức gió mạnh nhất vùng tâm bão khi đổ bộ vào đất liền mạnh cấp 6, cấp 7 giật cấp 8 nên đã gây thiệt hại cho các tỉnh vùng tâm bão đi qua là khu vực giữa Thái Bình-Hải Phòng. Tuy nhiên, do có phương án chuẩn bị trước nên mạng lưới viễn thông của VNPT tại vùng tâm bão đi qua vẫn được đảm bảo.


Khi nắm được thông tin về cơn bão số 2, VNPT đã chỉ đạo các đơn vị thành viên có phương án phòng chống phù hợp. Ngay trong ngày 22/06/2013, Thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của VNPT đã có điện khẩn gửi các Công ty dọc, đơn vị bảo dưỡng, Bưu điện Trung ương và các VNPT tỉnh có nguy cơ ảnh hưởng của bão yêu cầu tổ chức trực, triển khai công tác chuẩn bị phòng chống bão số .
Các VNPT tỉnh, thành phố đã kiểm tra thử tốt thiết bị Inmarsat sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu; chủ động liên hệ với chính quyền địa phương để nắm bắt, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin chỉ đạo điều hành chống bão của chính quyền.
Trong chiều ngày 23/6, VNPT Thái Bình đã điều động xe ôtô trang bị thiết bị thông tin vệ tinh Inmarsat, vô tuyến sóng ngắn phục vụ Chủ tịch UBND tỉnh đi kiểm tra, chỉ đạo điều hành chống bão. VNPT Quảng Ninh đã thử tốt các trạm VSAT-IP lắp đặt tại các huyện; bố trí thiết bị thông tin vệ tinh Inmarsat tại Móng Cái và đảo Côtô. Ban viễn thông đã tăng cường lực lượng trực để theo dõi sát diễn biến và chỉ đạo điều hành chống bão.
Khi bão đổ bộ, do gió to, đổ cây gây đứt cáp, trạm BTS Đồng Tiến tại Huyện đảo CôTô, Quảng Ninh bị mất liên lạc từ 23h20 ngày 22/6. Ngay sau đó, VNPT Quảng Ninh đã tổ chức khôi phục lúc 7h15 ngày 23/6. Chiều và đêm 23/6, mưa và gió bão ảnh hưởng tới các tỉnh từ Thái Bình đến Quảng Ninh, điện lưới tại nhiều khu vực bị cắt kéo dài gây mất liên lạc một số trạm BTS, tại thời điểm cao điểm chỉ có 21BTS/VNP, 18BTS/VMS của các tỉnh bị ảnh hưởng bão mất liên lạc. Ngoài một số điểm cụ thể nêu trên, mạng lưới hoạt động bình thường, không xảy ra các sự cố.
Ngay sau khi điện lưới được khôi phục, các trạm BTS cũng đã hoạt động bình thường.


Cận cảnh Trung Quốc XD công trình phi pháp trên đảo Phú Lâm

 Cảng biển, sân bay và hàng loạt các công trình kiên cố được Trung Quốc ngang nhiên xây dựng phi pháp ở đảo Phú Lâm (nằm trong quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam) cho thấy tham vọng bá quyền của họ ở Biển Đông. 

Một góc đảo Phú Lâm, Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và xây dựng rất nhiều công trình kiên cố, quy mô lớn.
Kè biển do Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.
Một bức ảnh chụp ngày 20/5/2013 cho thấy cảng biển mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm.
Trụ sở hành chính của cái gọi là "thành phố Tam Sa", một địa danh phi pháp mà Trung Quốc mới đặt ra hồi tháng 7/2012 trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam.
Ngày 25/8/2012, Tân Hoa Xã khai trương văn phòng tại Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Mục đích của việc làm này không gì khác là để tăng cường đưa tin bóp méo sự thật về Biển Đông, nhằm đánh lạc hướng dư luận quốc tế.

Trại giam do Trung Quốc thiết lập trái phép trên trên đảo Phú Lâm thuộc chủ quyền Việt Nam.

Sau khi đổ quân chiếm đóng trái phép đảo Phú Lâm, Trung Quốc đã liên tục xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá và đưa dân ra đây sinh sống nhằm phục vụ âm mưu thôn tính. Bức ảnh chụp ngày 21/5/2013 cho thấy một góc đường mà Trung Quốc đã xây dựng ở Phú Lâm.

Với tham vọng bá quyền, Trung Quốc muốn biến Phú Lâm thành một trung tâm kinh tế và căn cứ quân sự để làm bàn đạp vươn ra thôn tính Biển Đông. Trong ảnh là kế hoạch xây dựng phi pháp mà Trung Quốc đang âm mưu tiến hành ở Phú Lâm.

(Theo TTVN.vn)


Từ 1/8, Hà Nội có thể tăng viện phí

 Sở Y tế Hà Nội cho biết, đề xuất tăng viện phí theo lộ trình sẽ được trình lên Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội trong kỳ họp đầu tháng Bảy tới và nếu được thông qua, tăng viện phí sẽ được áp dụng sớm nhất từ 1/8. 

 
 

Cụ thể, UBND thành phố Hà Nội đề nghị điều chỉnh giá 819 dịch vụ khám, chữa bệnh. Trong đó, điều chỉnh giá 5 dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khỏe; 9 dịch vụ ngày giường bệnh; 373 dịch vụ kỹ thuật trong 447 dịch vụ kỹ thuật quy định tại Thông tư 04/2012/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế - Tài chính; giá của 333 phẫu thuật, thủ thuật; đồng thời, quy định tạm thời mức giá cho 99 dịch vụ kỹ thuật khác. Các mức điều chỉnh do UBND TP đề xuất ở mức khoảng 70% mức trần dịch vụ tại khung giá viện phí do liên Bộ Y tế - Tài chính quy định.


Để nâng cao chất lượng dịch vụ, trước mắt là công tác khám chữa bệnh và đảm bảo giường điều trị cho người bệnh, hàng năm, các đơn vị được phép thu phải dành tối thiểu 15% số thu từ dịch vụ khám bệnh để sửa chữa, nâng cấp, mở rộng khu vực khám bệnh; mua sắm trang bị điều hòa; máy tính; các dụng cụ khám đa khoa, chuyên khoa, bàn ghế, gường tủ... cho các phòng khám, buồng khám. Ngoài ra, 15% số thu từ dịch vụ ngày giường điều trị sẽ được dành để sửa chữa nâng cấp, cải tạo, mở rộng các buồng bệnh, tăng số lượng giường bệnh... để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Thực tế, kể từ 29/2/2012, sau khi liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành Thông tư liên tịch quy định mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước, đã có 61 tỉnh, thành phố điều chỉnh giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh (chỉ còn lại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chưa điều chỉnh).
Theo Bộ Y tế, việc điều chỉnh viện phí của 2 thành phố lớn nhất cả nước sẽ không được diễn ra cùng lúc. Như vậy, nếu thành phố Hà Nội điều chỉnh giá viện phí vào tháng 8/2013 thì TP Hồ Chí Minh sẽ phải lùi tới cuối năm.

Thùy Minh


Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 2013

(DĐDN) - Ngày 18/06/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo Lễ Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2013 và “Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2013”.

Lễ Kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam 2013 gồm các hoạt động như: Giao lưu khách mời hạnh phúc gia đình; Mít tình giao lưu “Gia đình trẻ với công tác phòng, chống tồi xã hội; Tọa đàm “Xây dựng gia đình trẻ no ấm, hạnh phúc, tiến bộ”; Nói chuyện chuyên đề “Vai trò của gia đình trong việc giáo dục con trẻ”; Chương trình “Kết nối yêu thương - Thắp sáng tương lai gia đình Việt”; Hội thảo “Gia đình từ góc nhìn Ngôi nhà bình yên…

Trong phạm vi “Ngày hội Gia đình Việt Nam 2013” tại Hà Nội còn diễn ra nhiều hoạt động phụ trợ như: “Ngày gia đình đọc sách”, vừa học vừa chơi, văn hóa ẩm thực món ăn Việt, Thư quán gia đình…

Lễ mở đầu Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2013 được diễn ra 19h30, ngày 23/06/2013 tại trọng điểm Triển lãm VHNT Việt Nam, Số 2, Hoa Lư (Vân Hồ), Hà Nội.

Ngọc Quyên

Email Print
Hội Gia đình, Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2013

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Trung Quốc đã triển khai 2 lữ tên lửa chống tàu sân bay DF-21D?

 ANTĐ - Chuyên trang “chiến lược” (strategypage) của Mỹ cho biết, hải quân Mỹ nhận thấy có nhiều dấu hiệu chứng tỏ Trung Quốc đã triển khai 2 lữ tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Đông Phong-21D (DF-21D). 

Đây là loại tên lửa đạn đạo được mệnh danh là “Sát thủ tàu sân bay”, được Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo với mục đích chuyên dụng để đối phó với hải quân Mỹ, đặc biệt là các hàng không mẫu hạm. Để đáp lại, Mỹ cũng đang nghiên cứu một loại vũ khí để đối phó với DF-21D, tuy nhiên thông tin về loại vũ khí này được bảo mật rất cao.

Thế hệ tên lửa đạn đạo Đông Phong-21 được thiết kế 2 tầng có chiều dài 10,7m, đường kính thân 1,4m, trọng lượng 15 tấn. Các phiên bản của DF-21 tầm bắn dao động trong khoảng 1500-3000km, trong đó Đông Phong-21D có tầm bắn 1500-2000km.

Các loại tên lửa DF-21 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân nặng 500 - 2000kg, tuy nhiên nó cũng có thể mang theo rất nhiều loại đầu đạn thông thường, trong đó coa loại đầu đạn chuyên đối phó với tàu sân bay, một phần lớn các loại đầu đạn thông thường hiện nay được bố trí nhằm vào hướng Đài Loan.


 Mỹ luôn lo lắng trước các loại vũ khí mệnh danh "Sát thủ tàu sân bay"
 

Là một loại tên lửa có tầm bắn tương đối xa, tốc độ tấn công mục tiêu của DF-21 nhanh hơn rất nhiều so với các tên lửa đạn đạo tầm ngắn có tầm bắn dưới 1200. Điều này có nghĩa là các hệ thống Patriot-3 Đài Loan mua của Mỹ để bảo vệ các mục tiêu then chốt đã mất đi tác dụng phòng thủ tên lửa.

Tuy hiện vẫn chưa có chứng cứ nào cho thấy DF-21D đã hoàn tất quá trình thử nghiệm nhưng gần đây vệ tinh của Mỹ đã chụp được một số bức ảnh quan trọng, tại sa mạc Gobi ở miền tây Trung Quốc đã phát hiện được 2 hố sâu nằm trong 1 khu vực hình chữ nhật màu trắng, chiều dài trên 200m. Đây có thể là dấu vết mục tiêu thử nghiệm DF-21D.

Tàu sân bay Mỹ có chiều dài trên 300m, tàu đổ bộ tấn công máy bay phản lực hoặc tàu đổ bộ trực thăng có kích thước nhỏ hơn tàu sân bay với trên 200m. Dường như Trung Quốc muốn thử nghiệm tấn công các chiến hạm cỡ lớn từ loại tàu đổ bộ trở lên (4 vạn tấn) hoặc có ý muốn thử độ chính xác của tên lửa.

2 năm qua, đã xuất hiện nhiều bức ảnh chụp DF-21D đã được lắp đặt trên các xe chở - nâng - phóng (TEL) và thông tin về việc thành lập đơn vị tên lửa Đông Phong-21D đầu tiên nên việc thử nghiệm một hệ thống hoàn chỉnh có thể đã bắt đầu với mục tiêu là tàu chở dầu hoặc tàu chở Container cũ di động trên biển.

Đồng thời, Trung Quốc đã phóng 3 vệ tinh viễn thám hoạt động ở Thái Bình Dương trên độ cao 600km. 3 vệ tinh này được lắp đặt radar khẩu độ tổng hợp hoặc Camera kỹ thuật số, sục sạo trên các vùng biển để phát hiện tàu thuyền.


 Tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc

 

Thông thường, các radar khẩu độ tổng hợp có thể tạo ra hình ảnh độ phân giải khác nhau. Radar có độ phân giải trung bình (3m), có thể bao trùm 1 khu vực biển có diện tích 40x40km, radar có độ phân giải thấp (20m) có phạm vi bao quát là 100x100km.

Tuy Trung Quốc tuyên bố 3 vệ tinh này được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học nhưng thực chất chúng là các vệ tinh giám sát tàu thuyền quân sự. Tuy vậy, hệ thống tên lửa đạn đạo Trung Quốc sử dụng tấn công hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn còn 1 khâu khiếm khuyết.

Trung Quốc nghiên cứu, phát triển Đông Phong-21D đã trên 10 năm, đại bộ phận công sức bỏ ra đều tập trung vào các hệ thống ngắm chuẩn để tên lửa có khả năng tìm kiếm phát hiện tàu sân bay. Đầu đạn tên lửa DF-21D có hệ thống thiết bị cảm biến hồng ngoại (tìm nhiệt) để bổ trợ cho tấn công giai đoạn cuối.

Tuy vậy, vấn đề là làm thế nào để trước khi phóng tên lửa, sử dụng vệ tinh, tàu ngầm và máy bay tuần tiễu tầm xa để phát hiện được tàu sân bay còn là vấn đề mà người Trung Quốc chưa giải quyết được, bởi vì tàu sân bay không bao giờ di chuyển lại gần trong phạm vi vài trăm km để các loại radar thông thường bắt được.


 Hiện nay, các cường quốc trên thế giới đều sở hữu "sát thủ tàu sân bay"

 

Vệ tinh Trung Quốc bay trên độ cao 600km hoàn toàn có thể bị bắn hạ ngay lập tức, tàu ngầm Trung Quốc khó có thể ra khỏi lãnh hải an toàn trước sự giám sát chặt chẽ của các lực lượng săn ngầm Mỹ và đồng minh, còn máy bay trinh sát tấm xa Trung Quốc vẫn chưa có.

Hiện nay, Binh chủng Pháo binh 2 (tên lửa chiến lược) của Trung Quốc là đơn vị chủ quản các loại tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ lục địa. Binh chủng này hiện được biên chế 10 lữ tên lửa DF-21, trong đó có 2 lữ được trang bị DF-21D, 8 lữ còn lại trang bị các loại tên lửa DF-21 kiểu cũ.

Mỗi lữ tên lửa DF-21 bao gồm 11 tiểu đoàn, trong đó có 6 tiểu đoàn tên lửa (mỗi tiểu đoàn bao gồm 2 hệ thống phóng tên lửa cơ động); 2 tiểu đoàn sửa chữa và bảo dưỡng; 1 tiểu đoàn quản lý bãi phóng; 1 tiểu đoàn tín hiệu và 1 tiểu đoàn tác chiến điện tử.

Nguyễn Ngọc
 Theo Strategypage/Mỹ 


Hàng vạn người biểu tình phản đối cáo buộc trắng trợn về VN

 Làn sóng phẫn nộ trước việc lãnh đạo đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP), ông Kem Sokha, vu cáo “Khmer Đỏ không giết người” và nhà tù Tuol Sleng “là do Việt Nam dàn dựng” đã dâng lên đỉnh điểm. 

Sáng nay 9/6, hàng vạn người dân Campuchia ở Phnom Penh và các tỉnh lân cận đã kéo về Quảng trường Tự Do ở trung tâm Phnom Penh đòi ông Kem Sokha phải xin lỗi và rút lại lời nói của mình.

Cuộc biểu tình do ông Chum May, Chủ tịch Hội nạn nhân Khmer Đỏ khởi xướng và nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp người dân Campuchia.

 Do nhà chức trách hạn chế số lượng người tham gia biểu tình tại Quảng trường Tự Do “chỉ” 10.000 người nên rất nhiều trường học ở Phnom Penh tổ chức “biểu tình tại chỗ” ngay trước cổng trường 

Sự hưởng ứng từ các đại biểu Quốc hội Campuchia, các cựu tù của Khmer Đỏ, nạn nhân và gia đình nạn nhân của Khmer Đỏ, các tín đồ và chức sắc Phật giáo và Hồi giáo, học sinh sinh viên… đủ để thấy người dân Campuchia giận dữ thế nào trước những lời xuyên tạc lịch sử trắng trợn của ông Sokha, lại thêm những lời vu cáo Việt Nam láng giềng thân thiết đã từng đứng về phía nhân dân Campuchia trong giai đoạn đen tối của đất nước này.

Trao đổi với phóng viên Thanh Niên Online, ông Chum May cho biết có trên 20.000 người từ 9 quận của Phnom Penh và các tỉnh lân cận như Can Dal, Prey Veng, Svay Rieng, Tà Keo, Kampong Cham, Kampong Chnang… kéo về tham gia biểu tình.

 Người biểu tình từ các tỉnh giương biểu ngữ tiến về Quảng trường Tự Do 

 Họ nhanh chóng đứng thành hàng theo từng địa phương 

 Hình ảnh một nữ nạn nhân tại nhà tù Tuol Sleng được sử dụng để chứng minh “Việt Nam không dàn dựng” tại nhà tù này mà là do tội ác Khmer Đỏ 

 Người biểu tình trưng ra bản đồ Campuchia kết bằng sọ của các nạn nhân bị Khmer Đỏ sát hại 

 Những phụ nữ từng là nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ, có nhiều người thân bị giết trong thời kỳ đen tối này. Họ đến biểu tình trong nước mắt 

 Có đông người biểu tình là người Hồi giáo tại Campuchia 

 Biển người Campuchia biểu tình phản đối vu cáo Việt Nam 

 Ông Chum May, người khởi xướng cuộc biểu tình đến nói chuyện với đám đông có mặt tại Quảng trường Tự Do 

 Sự kiện đặc biệt thu hút giới truyền thông, khi có nhiều hãng tin lớn của thế giới đã cử phóng viên đến đưa tin 

Ban đầu, dự định có 20.000 người biểu tình tại Quảng trường Tự Do và 2.000 người sẽ kéo đến trụ sở đảng CNRP và nhà riêng ông Sokha để bày tỏ sự phẫn nộ. Tuy nhiên, nhà chức trách chỉ cho phép tụ tập 10.000 người ở Quảng trường Tự Do và 500 người mang thông điệp phản đối đến trụ sở CNRP. Vì vậy, số đông học sinh, sinh viên sẽ “biểu tình tại chỗ”, tức các trường học, trưng biểu ngữ tại các đại lộ… Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên Thanh Niên Online, có ít nhất 20.000 người tụ họp tại Quảng trường Tự Do.

Ông Chum May cho biết cuộc biểu tình diễn ra lúc 7 giờ. Thế nhưng, từ hừng sáng xe chở người biểu tình đã tuần hành trên khắp các đường phố ở Phnom Penh trước khi kéo về nơi tụ tập chính.

Tuy số lượng người rất đông nhưng do tổ chức tốt nên cảnh sát Phnom Penh khá “nhàn”, nhiệm vụ chủ yếu của họ là phân luồng giao thông cho các đoàn xe biểu tình và cũng chẳng ai phạm luật.

Đúng giờ dự định, Quảng trường Tự Do đông đúc người với nhiều biểu ngữ, băng rôn treo các dòng chữ: “Ông Kem Sokha phải xin lỗi”; “Ông Kem Sokha phải chịu trách nhiệm lời nói của mình”; “Đả đảo xuyên tạc lịch sử”; “Công lý cho nạn nhân của Khmer Đỏ”...

 Địa ngục trần gian Tuol Sleng 

Những người nằm xuống tại Tuol Sleng nằm trong số gần 2 triệu người thiệt mạng dưới thời Khmer Đỏ (từ năm 1975 đến 1979) vì đói khát, bệnh tật, lao động quá sức cũng như bị tra tấn và hành hình.

Vào năm 1975, sau khi nắm quyền, Khmer Đỏ đã cải tạo ngôi trường trung học 5 tầng Tuol Svay Pray ở thủ đô Phnom Penh thành một nhà tù khét tiếng. Trong bốn năm sau đó, có đến 17.000 người đã bước vào cánh cổng nhà tù Tuol Sleng, tức nhà tù an ninh S-21 (một số nguồn cho biết có đến 20.000 người). Chỉ có một số ít người sống sót.

 Một căn phòng giam ở Tuol Sleng - Ảnh: Reuters 

Khmer Đỏ đã giữ lại hồ sơ về các tù nhân. Tất cả đều được chụp ảnh khi họ đến nhà tù. Trong số những tù nhân có cả những trẻ em. Các tù nhân bị giam giữ trong những phòng giam chật chội, bị bỏ đói và thường xuyên bị đánh đập, tra tấn.

Khi những tù nhân bị ép phải nhận bừa tội lỗi, họ được đưa ra cánh đồng Choeung Ek và thủ tiêu. Cho đến nay, gần 9.000 hài cốt đã được tìm thấy ở đây.

Những người nằm xuống tại Tuol Sleng nằm trong số gần 2 triệu người thiệt mạng dưới thời Khmer Đỏ (từ năm 1975 đến 1979) vì đói khát, bệnh tật, lao động quá sức cũng như bị tra tấn và hành hình.

Năm 1980, nhà tù được chính phủ Campuchia chuyển thành Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng để tưởng niệm những nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ.

Một trong số vài người sống sót khỏi nhà tù Tuol Sleng là ông Chum Mey, Chủ tịch Hội các nạn nhân Khmer Đỏ, người khởi xướng cuộc biểu tình phản đối phát biểu của ông Kem Sokha. Những người sống sót phần nhiều nhờ họ có các kỹ năng mà các cai ngục thấy hữu dụng. Với Chum Mey, đó là nghề thợ máy.

Những tội ác dã man tại nhà tù Tuol Sleng được bộ đội tình nguyện Việt Nam phát hiện vào năm 1979 khi giải phóng Phnom Penh.

Nhà báo Đinh Phong và nhà quay phim Hồ Văn Tây là những người đầu tiên tiếp cận nhà tù Tuol Sleng và ghi lại các hình ảnh về một trong những tội ác kinh hoàng nhất thế kỷ 20 vào năm 1979.

30 năm sau, vào tháng 2/2009, nhà báo Đinh Phong và nhà quay phim Hồ Văn Tây đã được mời trở lại Campuchia để chứng kiến một khoảnh khắc lịch sử: phiên tòa xét xử chỉ huy nhà tù Tuol Sleng Kaing Guek Eav (cai ngục Duch) mà tại đó những hình ảnh của hai ông được sử dụng như là bằng chứng.

Nhà báo Đinh Phong đã hồi tưởng lại giây phút kinh hoàng trong một loạt bài viết nhân chuyến trở lại Campuchia: “Theo hướng có mùi hôi thối bốc ra, chúng tôi ập vào những căn phòng mùi nồng nặc. Một cảnh tượng vô cùng khủng khiếp: những lớp học đã được cải tạo thành phòng giam. Mỗi phòng có một chiếc giường sắt, trên giường là xác một hoặc hai người đã bị giết, chân tay còn bị xiềng vào giường, trong đó có một số phụ nữ. Hầu hết thi thể đều đã trương thối, dòi bọ từ các xác chết tràn khắp nền nhà, nước vàng cũng chảy lênh láng. Bên cạnh những xác chết là những dụng cụ tra tấn và giết người như búa, xẻng quân dụng, gậy gộc”.

 Nhà tù Tuol Sleng hiện là Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng - Ảnh: Reuters 

Trước những bằng chứng rành rành, Duch đã cúi đầu nhận tội và cầu xin tha thứ vì những tội ác phạm phải. Ông ta bị tuyên án chung thân vào tháng 2/2012 tại phiên phúc thẩm của Tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn, theo AFP.

Chủ tọa Kong Srim khi đó đã nói: “Tội ác của Kaing Guek Eav chắc chắn nằm trong số những tội ác tồi tệ nhất của lịch sử nhân loại. Chúng xứng đáng với mức án cao nhất có thể”.

Hàng trăm người Campuchia, gồm các thầy tu và những cụ già sống sót từ chế độ cai trị tàn bạo từ năm 1975 đến 1979 đã tụ tập tại khán phòng dành cho công chúng ở phiên tòa để chứng kiến giây phút kết thúc lịch sử của quá trình truy tố đầu tiên về chế độ Khmer Đỏ.

Bản án dành cho Duch là bằng chứng không thể chối cãi về những tội ác của chế độ Khmer Đỏ tại nhà tù Tuol Sleng, vốn được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”.

 Sơn Duân 

Theo Tiến Trình  (Thanh Niên Online) 


Trung Quốc lắp tên lửa hành trình CJ-10 cho tàu chiến

 (Quốc phòng) - Trang tin Russian military industry news cho biết, thời gian vừa qua trên mạng internet lan truyền bức ảnh cho thấy Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo tên lửa hành trình tầm xa Trường Kiếm (CJ-10) phiên bản trang bị cho lực lượng hải quân. Ngoài ra, hiện nay Trung Quốc còn nghiên cứu chế tạo tên lửa hành trình CJ-20, tầm phóng 3000 km. 

  

 Ảnh tên lửa CJ-10 tầm bắn 1.500km TQ dàn tại Vân Nam 
Tên lửa hành trình CJ-10 được trang bị trên tàu chiến

Hiện nay loại tên lửa này đang được lắp thử nghiệm trên tàu chiến mang số hiệu 891. Trước đó, tên lửa hành trình tầm xa CJ-10 tấn công mặt đất có tầm phóng 2200 km, là hệ thống tên lửa cơ động, được biên chế cho lực lượng lục quân Trung Quốc từ năm 2000 và loại tên lửa này lần đầu tiên trình làng vào lễ duyệt binh chào mừng 60 năm ngày quốc khánh Trung Quốc vào năm 2009.

Các chuyên gia quân sự đánh giá, kỹ thuật tên lửa CJ-10 được dựa trên kỹ thuật tên lửa của Ukraine. Ngoài loại tên lửa CJ-10 trang bị cho lực lượng lục quân, Trung Quốc cũng nghiên cứu chế tạo CJ-10 phiên bản trang bị cho lực lượng không quân, hiện loại tên lửa này cũng đã được trang bị cho máy bay ném bom H-6.

Tên lửa CJ-10 tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày quốc khánh TQ
Tên lửa hành trình tầm xa CJ-10 được lắp đặt trên máy bay ném bom H-6 Gia Nghĩa

Được biết, hiện nay Trung Quốc còn nghiên cứu chế tạo tên lửa hành trình CJ-20, tầm phóng 3000 km.

Các chuyên gia nhận định, loại tên lửa CJ-10 phiên bản trang bị cho lực lượng hải quân có khả năng trang bị được cho tàu khu trục loại 052C. Nếu như điều này được chứng thực thì đây sẽ là loại vũ khí vô cùng lợi hại sử dụng để tấn công đối thủ của lực lượng hải quân Trung Quốc. Về tính năng, CJ-10 được đánh giá là tương đương với loại tên lửa Tomahawk của Mỹ và tên lửa X-55 của Nga.


Hezbollah dọa đưa Israel trở về thời kỳ đồ đá

 Ngày 24/5, tờ "Al-Raiy”(Dư luận) của Kuwait cho hay Phong trào Hezbollah (Đảng của Thánh Allah) của người Hồi giáo theo dòng Shiite ở Lebanon, lại vừa lên tiếng dọa sẽ đưa Nhà nước Do Thái trở về… thời kỳ đồ đá. 

Ngày 24/5, tờ "Al-Raiy”(Dư luận) của Kuwait cho hay Phong trào Hezbollah (Đảng của Thánh Allah) của người Hồi giáo theo dòng Shiite ở Lebanon, lại vừa lên tiếng dọa sẽ đưa Nhà nước Do Thái trở về… thời kỳ đồ đá.

Một thủ lĩnh cao cấp của Hezbollah được dẫn lời, nói: "Sớm hay muộn, chắc chắn 'Mặt trận thống nhất' cũng sẽ tiến hành cuộc chiến chống Israel để đưa Nhà nước Do Thái trở về thời kỳ đồ đá”. Tuy không nói rõ khi nào sẽ khai hỏa cuộc chiến trên và sẽ sử dụng những loại vũ khí gì để chống Israel, song nhân vật trên cho biết các chiến binh của “Mặt trận thống nhất”, gồm các tay súng thiện xạ của Hezbollah và một số phe phái, tổ chức ở Syria, đã "rất sẵn sàng” cho cuộc chiến ấy.

Hiện trường vụ oanh tạc của Israel xuống lãnh thổ Syria ngày 5/5/2013. Ảnh: AFP/TTXVN


Thông tin này hoàn toàn phù hợp với những gì báo chí Arập loan tải trong mấy ngày qua, theo đó, dưới sức ép của Iran, Tổng thống Syria Bashar Al-Assad đã ra lệnh cho quân chính phủ Syria không được ngăn cản các cuộc tấn công của các lực lượng khác nhau ở Syria nhằm vào Israel. Ngoài ra, theo tờ “Al-Mushtakban” (Tương lai) của Lebanon, Lãnh tụ tinh thần của Iran, Đại Giáo chủ Ayatollah Khamenei đã ra lệnh cho Tư lệnh Lữ đoàn Quds (Jerusalem) thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran, Tướng Kassem Suleiman phải "bình định” Israel và kiểm soát được tình hình Syria.

* EU sẽ phạm sai lầm lớn nếu coi Hezbollah là khủng bố

Phó thủ lĩnh Hezbollah, Naim Kassem cảnh báo Liên minh Châu Âu (EU) sẽ phạm “sai lầm lớn” nếu liệt phong trào vũ trang của người Hồi giáo dòng Shiite này vào danh sách “khủng bố”.

Phát biểu với Đài truyền hình Al-Mayadeen ngày 24/5, ông Kassem khẳng định sự đe dọa đó “không gây quan ngại” hay khiến Hezbollah phải lo lắng. Tuy nhiên, ông không cho biết chi tiết.

Tuần này, sau một động thái tương tự của Đức và Anh, Pháp đã tham gia một nỗ lực của EU để tuyên bố Hezbollah là tổ chức khủng bố, giữa lúc các nước đang thất vọng trước việc tổ chức này hậu thuẫn quân đội Xyri. chiến đấu chống quân nổi dậy. Trong khi đó, Mỹ từ lâu đã gây sức ép đòi Châu Âu đưa Hezbollah vào danh sách khủng bố, điều sẽ cản trở các hoạt động của nhóm này tại Châu Âu.

* Mỹ, LHQ lo ngại nội chiến ở Syria lan sang Lebanon


Ngày 24/5, Mỹ bày tỏ lo ngại rằng Lebanon có thể bị cuốn vào cuộc nội chiến ở Syria, đồng thời khẳng định ủng hộ nỗ lực của quân đội Lebanon ngăn chặn giao tranh bùng phát ở nước này.

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell nêu rõ: “Mỹ quan ngại sâu sắc về tình hình ở Lebanon. Mỹ hoàn toàn ủng hộ an ninh, ổn định và chủ quyền của Lebanon cũng như hoan nghênh nỗ lực của các nhà lãnh đạo Lebanon áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để chấm dứt bạo lực. Các vụ đụng độ mới đây nhất ở thành phố Tripoli, miền bắc Libăng, khiến ít nhất 23 người thiệt mạng đã nhắc nhở chúng ta rằng cuộc xung đột ở Syria tạo ra mối đe dọa ngày càng nguy hiểm đối với sự ổn định và an ninh của Lebanon. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên trong khu vực tránh có bất cứ hành động nào làm trầm trọng cuộc khủng hoảng này, làm gia tăng xu hướng bạo lực lan rộng và tác động tiêu cực đến dân thường. Việc các thủ lĩnh Hezbollah quyết định tăng cường vai trò của nhóm này trong cuộc chiến ở Syria đã vi phạm và xói mòn chính sách tách biệt của Lebanon và có nguy cơ lôi kéo Lebanon vào một cuộc xung đột ở nước ngoài”.

Cùng ngày, Điều phối viên đặc biệt của LHQ về Lebanon Derek Plumbly đã kêu gọi các bên ở Lebanon cố gắng hết sức để chấm dứt giao tranh ở thành phố Tripoli. Sau cuộc gặp với Bộ trưởng Nội vụ Lebanon tạm quyền Marwan Charbel, ông Plumbly nhấn mạnh phải chấm dứt cuộc giao tranh thảm khốc này vì lợi ích của Lebanon. Ông hối thúc tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và “những nhân vật có ảnh hưởng” làm tất cả những gì cần thiết để “cho phép quân đội và lực lượng an ninh kiểm soát tình hình, lập lại hòa bình và trạng thái bình thường tại thành phố này”.

Từ hôm 19/5, ít nhất 23 người đã thiệt mạng và 167 người bị thương trong các vụ đụng độ liên quan đến Syria giữa hai nhóm vũ trang tại Tripoli, một ủng hộ chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và một ủng hộ lực lượng nổi dậy chống lại nhà lãnh đạo này. Trong khi đó, các chiến binh Hezbollah đã vượt qua biên giới vào Syria để hậu thuẫn các lực lượng của ông Assad đang chiến đấu nhằm kiểm soát các cộng đồng ở biên giới.

TTXVN/Tin tức


Quá căng thẳng, nhân viên công ty quảng cáo đột tử

 (VTC News) – Một nhân viên còn rất trẻ của công ty quảng cáo Ogilvy&Mather đã đột ngột qua đời do làm việc quá căng thẳng. 

  
Công ty quảng cáo Ogilvy&Mather ở Trung Quốc vừa xác nhận, một nhân viên người Trung Quốc tên là Li Yuan đã đột ngột qua đời ở tuổi 24.
Anh Li làm việc tại văn phòng của công ty này ở Bắc Kinh. Nguyên nhân của cái chết được xác định là do đau tim.
Theo báo cáo của một hãng tin địa phương, anh Li làm thêm giờ các ngày trong tháng. Thậm chí, anh không bao giờ kết thúc công việc trước 23h đêm.

 Anh Li Yuan - người vừa qua đời vì làm việc quá sức 
Đồng nghiệp thấy Li ngã khụy xuống đất nên vội vàng gọi xe cấp cứu. Sau đó, anh được đưa tới bệnh viện nhưng không qua khỏi.
Kể từ khi thông tin về cái chết của Li được đưa ra, cư dân mạng Trung Quốc đã đăng hơn 22.000 bình luận trên trang Weibo. Hình ảnh và tin về sự ra đi của anh Li được một người tự gọi mình là “ge ge” (anh trai của Li) đăng lên trang này.
Tờ AsiaOne của Singapore dẫn lời một website của Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, có gần 600.000 công nhân ở Trung Quốc bị chết mỗi năm vì làm việc kiệt sức. Số liệu thống kê này được dẫn từ một nghiên cứu do Tờ Nhật báo Thanh niên Trung Quốc tiến hành.
Ở Nhật Bản, tử vong do làm việc quá sức gọi là “karoshi”. Và hiện tượng này được pháp luật công nhận. Nguyên nhân chính là nhân viên xuất hiện cơn đau tim và đột quỵ do căng thẳng.
Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản bồi thường cho những người chết vì làm việc kiệt sức. Việc công nhận “karoshi” từ những năm 1980 mang lại nhiều thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Nhiều công ty đã nỗ lực nhiều hơn để đảm bảo cân bằng giữa công việc và cuộc sống nhân viên.
 Nam Phương 


Trung Quốc: Mỹ chém gió hơi quá về ván dề an ninh mạng

 Đại diện Trung Quốc phản bác trước cáo buộc rằng Trung Quốc thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công mạng vào Mỹ. 

Trước những cáo buộc của Mỹ về việc Trung Quốc là quốc gia thường xuyên thực hiện những vụ tấn công mạng vào nước Mỹ. Giám đốc an ninh mang của Trung Quốc là ông Huang Chengqing đã phản bác rằng Washington đã “chém gió” hơi mạnh tay về vấn đề này.

 Những thông tin về việc hacker Trung Quốc tấn công luôn là chủ đề nóng trên các mặt báo Mỹ. 

Vị giám đốc của cơ quan an ninh mạng của Trung Quốc cho biết rằng đơn vị của ông chỉ ghi nhận được có 32 trường hợp tấn công mạng vào Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm nay. Hầu hết các trường hợp đều được xử lý và ngăn chặn một cách kịp thời, ngoại trừ một vụ không kịp ngăn chặn vì thiếu bằng chứng.Khi được hỏi về việc Mỹ cáo buộc rằng Trung Quốc đã đột nhập vào hệ thống mạng của Bộ quốc phòng nhằm mục đích lấy đi các mẫu thiết kế vũ khi mới vào hồi cuối tháng trước( các mẫu thiết kế này là những bản vẽ máy bay chiến đấu và tàu chiến, ngoài ra còn có sơ đồ hệ thống phòng thủ tên lửa quan trọng đối với châu Âu, châu Á và vùng Vịnh).

Hacker Trung Quốc lấy cắp dữ liệu vũ khí tối tân của Mỹ

Ông Huang cũng cho biết thêm rằng trường hợp tấn công mạng mà Mỹ đã nêu ra đều thiếu những bằng chứng xác đáng và không có sự thông báo cho phía Trung Quốc: "Người Mỹ toàn nêu ra các vụ tấn công mạng mà chúng tôi không hề được thông báo về phía họ. Hơn nữa, nguyên tắc chung của ngành công nghiệp quốc phòng là các bản vẽ vũ khí cũng như sơ đồ chiến thuật không bao giờ được đưa lên internet.”

 Theo phản bác của Trung Quốc thì Mỹ "hơi chém gió" về vấn đề này. 

Bên cạnh đó vị đại diện này còn cho biếtrằng Mỹ cũng không kém cạnh khi mà thường xuyên thực hiện những vụ đột nhập mạng vào Trung Quốc để thực hiện những hành vị mờ ám. ông Huang Chengqing còn nói thêm rằng: "Chúng tôi hiện đang có hàng núi tài liệu ghi chép lại những hành vi tấn công mạng của Mỹ. Song nếu nếu dùng nó để buộc tội Mỹ trong thời điểm này thì chả giải quyết được vấn đề gì, trái lại còn làm mọi việc nghiêm trọng hơn mối quan hệ giữa hai quốc gia.”

Được biết, sự mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề an ninh mạng bắt đầu nóng lên khi báo cáo của Lầu năm góc cho rằng nước Mỹ là mục tiêu ưu thích của các cuộc tấn công mạng đến từ Trung Quốc. Và sau đó hai thượng nghị sĩ Mỹ là Sheldon Whitehouse và Lindsey Graham cho biết họ sẽ đề nghị Quốc hội hoặc chính quyền của Tổng thống Barack Obama theo đuổi biện pháp trừng phạt thương mại và xuất nhập cảnh đối với Trung Quốc.

 Cuộc gặp giữa Trung Quốc và Mỹ vào cuối tuần này sẽ xoay quanh vấn đề an ninh mạng. 

Cũng theo một số trang báo Mỹ thì vấn đề an ninh mạng sẽ là trọng tâm trong cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Barack Obama với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California cuối tuần này. Theo một số nguồn tin thì Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đề nghị Tập Cận Bình rằng Trung Quốc cần phải làm giảm bớt các cuộc tấn công mạng và các hành động gián điệp nhằm ăn cắp các thiết bị công nghệ cao nếu không Mỹ sẽ có biện pháp trừng phạt.

 Tham khảo Reuters.