Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Sherlock Holmes - Dải băng lốm đốm ( Kỳ 1) - Dich vu tham tu Thanh Dat

M ột sáng sớm tháng tư năm 1883, vừa thức giấc, tôi đã thấy Sherlock Holmes, ăn mặc tề chỉnh bước ra khỏivăn phòng thám tửcủa mình. Lệ thường, anh hay dậy muộn; mà theo đồng hồ lúc này chỉ mới 7 giờ 15. Tôi ngước nhìn anh, hơi ngạc nhiên. ánh mắt tôi cũng thoáng vẻ bực dọc, vì chính tôi cũng quen dậy muộn.
 
- Tôi lấy làm tiếc là đã đánh thức anh dậy. - Holmes nói
- Có chuyện gì thế? Hỏa hoạn à?
 
- Không, có một thân chủ đang chờ. Một tiểu thư trẻ đang thảng thốt lo âu và khẩn khoản xin gặp tôi. Cô ấy hiện ngồi đợi dưới phòng khách. Khi những tiểu thư trẻ dám băng qua thành phố vào lúc mới rạng sáng như thế này và dám đánh thức những người chưa quen biết dậy, thì chắc hẳn họ phải gặp chuyện gì đó rất đáng lo. Vụ này có lẽ rất thú vị, đáng cho anh ghi chép, nên tôi tin chắc, anh sẽ muốn theo dõi ngay từ đầu. Tôi nghĩ nên đánh thức anh, để anh khỏi bỏ lỡ một dịp may.
- Ồ, anh bạn vàng, tôi không đời nào chịu để lỡ một dịp may, vì bất cứ lý do gì.
 
Tôi hối hả mặc quần áo, và chỉ vài phút sau đã theo chân bạn tôi xuống phòng khách. Cô tiểu thư mặc bộ quần áo đen, gương mặt khuất sau một tấm mạng nhỏ thó, đang ngồi bên cửa sổ, cô vội đứng ngay dậy khi chúng tôi bước vào.
- Chào tiểu thư, - Holmes niềm nở - tôi là Sherlock Holmes. Còn đây là bạn tôi, bác sỹ Watson. Tiểu thư có thể trò chuyện với anh ấy cởi mở, như với chính tôi. À, rất mừng là bà Hudson đã tinh ý nhóm giúp lò sưởi. Tiểu thư nên ngồi gần thêm chút nữa cạnh lò sưởi và tôi xin phép được mời tiểu thư một tách cà phê nóng, vì tôi thấy tiểu thư đang rét run lên.
-Tôi run không phải vì trời lạnh, cô gái khẽ đáp.
 
- Vậy thì vì lý do gì?
- Vì sợ, thưa ông. Vì kinh hoàng. - Vừa nói, cô gái vừa nâng tấm mạng che mặt lên, và chúng tôi thấy cô đang thật sự thảng thốt trong nỗi kinh hoàng. Sắc mặt tái mét ánh mắt lộ rõ vẻ khiếp sợ, như ánh mắt con thú săn đang bị bủa vây. Trông bề ngoài, cô chỉ trạc ba mươi, nhưng mái tóc đã điểm bạc đôi chỗ, còn cử chỉ thì lộ rõ vẻ uể oải mỏi mệt. Chỉ bằng khoé mắt từng trải của anh, Sherlock Holmes đã biết về cô đủ mọi điều.
- Cô đừng sợ - anh nói, - chúng tôi sẽ giúp cô sớm giải thoát được mọi ưu phiền. Tôi chẳng chút hồ nghi. Tôi biết rõ cô vừa tới đây bằng chuyến tàu sớm nay.
 
- Thế ra ông đã biết tôi trước lúc tôi đến đây hay sao?
 
- Không, nhưng tôi nhìn thấy trên chiếc găng tay bên trái của cô phần còn lại của tấm vé khứ hồi. Cô đã phải dậy rất sớm, rồi còn phải ngồi co ro rất lâu trên một chiếc xe độc mã suốt cả một chặng đường dài lầy lội trước lúc ra tới ga.
Cô gái bối rối, nhìn anh bạn tôi chằm chằm.
 
- Chẳng có gì huyền bí đâu, thưa tiểu thư, anh mỉm cười nói - trên ống tay áo vét cô đang mặc lấm tấm bùn, ít nhất là ba chỗ. Những vết bẩn ấy còn mới. Không một loại phương tiện giao thông nào, ngoại trừ xe độc mã, lại có thể làm bắn nhiều bùn đất đến thế lên người hành khách; nhất là khi họ ngồi bên trái xà ích.
 
- Ông hoàn toàn đúng, dù ông dùng cách nào để phán đoán như vậy, cô gái nói. Tôi rời khỏi nhà lúc gần 6 giờ, đến Leatherhead lúc 6 giờ 20 và đáp ngay chuyến tàu đầu tiên đến ga Waterloo... Thưa ông, tôi không còn chịu đựng được nữa. Tôi sẽ hóa điên mất nếu tình cảnh này cứ kéo dài. Tôi chỉ có một người để nhờ vả, nhưng con người khốn khổ đó e chẳng gíup ích được bao nhiêu. Vì vậy, tôi đành tới cầu cứu ông, thưa ông Sherlock Holmes. Ông có đủ sức giúp không, ít ra là cũng làm sáng tỏ ít nhiều những bí ẩn đáng sợ đang bủa vây tôi bốn bề?
 
- Xin cô cứ kể hết với chúng tôi tất cả những gì có thể giúp chúng tôi hình dung được tình cảnh đang khiến cô sợ hãi.
- Điều khủng khiếp nhất trong tình cảnh của tôi hiện nay là những lo sợ của tôi, những lo sợ đều hết sức mơ hồ, - cô thân chủ đáp. - Những ngờ vực của tôi đều bắt nguồn từ những chuyện rất nhỏ nhặt, đến nỗi người khác có thể cho là vớ vẩn. Nhưng tôi nghe đồn chỉ có ông, thưa ông Sherlock Holmes, mới thấu hiểu hết tâm địa hiểm ác của người đời; ông mới có thể khuyên tôi nên xoay xở thế nào trong những hiểm họa đang bủa vây quanh tôi.
- Tôi đang lắng nghe cô đây, thưa cô.
- Tôi tên là Helen Stoner. Tôi đang ở với ông bố dượng. Ông ấy là người cuối cùng còn sống của một dòng họ Saxon lâu đời nhất Anh quốc, dòng họ Roylotts xứ Stoke Moran, tại cực tây này, giáp ranh với Surrey.
Sherlock Holmes gật đầu.
 
- Tôi đã được nghe nói khá nhiều đến cái tên đó - anh nói.
 
- Có một thời, họ từng là dòng họ giàu có nhất Anh quốc. Lãnh địa họ, ở mạn bắc, vắt qua cả biên giới, ăn sâu vào tận Berkshire, và ở mạn tây, tận Hampshire. Nhưng vào cuối thế kỷ trước, cả bốn thế hệ liền đã mặc sức phung phí và chẳng buồn làm gì. Trong thập niên 1820, những gì còn sót lại đã bị một gã máu mê cờ bạc nướng hết vào các trò đen đỏ, ngoài trừ một vài mẫu đất và một tòa nhà cũ, xây từ hai trăm năm trước. Viên điền chủ cuối cùng của dòng họ đành phải lui về cư ngụ tại ngôi nhà nọ, sống cuộc đời thảm hại của một người quý tộc nghèo. Nhưng cậu con trai độc nhất của ông ta, người hiện là bố dượng tôi, hiểu rằng phải tìm cách thích nghi với tình cảnh mới. Ông ấy cố kiếm được một mảnh bằng bác sỹ, rồi lên đường sang Calcutta. Tại đây, ông ta nhờ có tay nghề và đức kiên nhẫn, nên chẳng bao lâu sau đã được đông đảo khách hàng tín nhiệm. Nhưng rồi nhà ông ta bị mất cắp, khiến ông ta tức điên người, đánh một gia nhân người bản xứ đến chết, và chật vật lắm ông ta mới thoát khỏi bản án xử giảo. Sau vụ đó, ông ta đã phải chịu cảnh tù tội rất lâu, nên khi được thả ông trở về Anh quốc trong tâm trạng thất vọng và bi quan.
 
Hồi còn làm bác sỹ ở Ấn Độ, bác sỹ Roylott đã kết hôn với mẹ tôi, bà Stoner, một quả phụ trẻ, vốn là vợ của Thiếu tướng Stoner, chỉ huy pháp binh tại Bengal. Tôi và Jlia, chị tôi, là hai chị em sinh đôi. Hồi mẹ tôi đi bước nữa, hai chúng tôi mới 20 tuổi. Mẹ tôi có một khoản tiền khá lớn, mỗi năm được hưởng không dưới một ngàn bảng lợi tức. Bà giao hết khoản tiền đó cho bác sỹ Roylott cai quản, vì hai chị em tôi còn phải sống cùng ông bố dượng, và dặn ông ta phải chia đôi cho hai chúng tôi khi nào chúng tôi đi lấy chồng. Mẹ tôi qua đời chỉ ít lâu sau ngày chúng tôi trở về Anh: bà chết cách đây 8 năm trong một vụ tai nạn hỏa xa gần Crewe.
 
Ngay sau ngày đó, bác sỹ Roylott lập tức bỏ ý định ở lại London hành nghề, và đưa hai chị em tôi về Stoke Moran, sống tại ngôi nhà được thừa kế. Khoản tiền mẹ tôi để lại thừa đủ chu cấp cho mọi sở thích của chúng tôi, và tưởng chừng chẳng có gì ngăn trở chúng tôi sống hạnh phúc.
Nhưng đúng vào thời kỳ đó, tính khí bố dượng tôi bỗng thay đổi hẳn. Thay vì kết thân và tới viếng thăm những người hàng xóm, mới đầu rất hồ hởi khi được gặp lại một người thuộc dòng dõi Roylott trở về sống tại quê cũ, ông ta cứ ru rú suốt ngày ở nhà. Ông ta chẳng mấy khi bước ra ngoài, và hễ đi ra đến ngoài thì lần nào cũng gây gổ dữ dội với bất cứ ai chạm trán với ông trên đường đi. Cái tính hay có những cơn giận hung hãn đã thành một tật cố hữu của cánh đàn ông dòng họ Roylotts. Và đến đời bố dượng tôi, các tật đó lại càng tăng thêm, có lẽ vì ông ta sống quá lâu ở miền nhiệt đới. Một loạt những vụ ẩu đả tồi tệ đã xảy ra, trong đó có hai vụ đã phải kết thúc ở đồn cảnh sát. Rốt cục, ông ta trở thành nỗi kinh hoàng của cả làng, và dân ở đấy ai cũng vội vã tránh mặt ông ta, vì ông ta có một thể lực phi thường và hoàn toàn không thể tự kiềm chế, khi đã nổi cơn thịnh nộ.
 
Bạn bè độc nhất của ông ta là những người Digan[1] sống lang thang nay đây mai đó; ông cho họ dựng lều trại trên mảnh đất nhỏ, diện tích chỉ vài acre[2] của dòng họ để lại. Ông ấy thích lang thang đây đó cùng họ; có lần vắng nhà hàng tuần. Ông ta cũng thích những giống vật Ấn Độ, được người quen gửi tận bên đó về. Hiện ông đang nuôi một con báo đốm[3] và một con khỉ đầu chó[4], suốt ngày đêm thả rông, mặc cho chúng muốn đi đâu thì đi. Dân làng hầu như ai cũng sợ chúng chẳng kém gì chủ chúng.
 
Qua lời tôi kể, chắc ông dễ dàng hình dung được là cảnh sống của chị Julia đáng thương và tôi chẳng lấy gì làm sung sưóng cho lắm. Không một người giúp việc nào chịu nổi cảnh sống ở nhà chúng tôi, nên từ lâu lắm rồi, hai chị em tôi đã phải tự tay làm lấy mọi việc trong nhà. Chị tôi đã chết hồi chỉ mới ba mươi tuổi, và tóc chị ấy cũng đã điểm bạc như tóc tôi.
 
- Thế chị ấy đã mất rồi sao?

- Chị ấy qua đời cách nay vừa tròn hai năm. Chính tôi cũng đang định kể với ông về cái chết của chị ấy. Các ông thấy đấy, cảnh sống mà tôi vừa kể khiến chúng tôi không còn thích giao du với bất cứ ai cùng trang lứa và địa vị. Chị em tôi có một bà dì ruột, sống độc thân, tên là Honoria Westphail, bà ở mạn Harrow, nhưng họa hoằn lắm chúng tôi mới được phép đến thăm bà vài ngày. Cách đây hai năm, chị Julia có đến đó đón lễ Noel và đã gặp một Thiếu tá Hải quân, rồi đính hôn cùng anh ta. Dượng tôi được biết chuyện đó sau ngày chị Julia trở về và không tỏ ý phản đối cuộc hôn nhân ấy nhưng rồi hai tuần trước ngày họ định tổ chức hôn lễ, chị Julia đã gặp một việc khủng khiép đã cướp mất của tôi người bạn tâm tình độc nhất trên đời. ...(còn nữa)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.