Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Chuyện thám tử tư tìm xác chết dọc sông Hồng - Dich vu tham tu Thanh Dat

Cứ mỗi lần nhận được một cú điện thoại nào đó đề nghị tìm kiếm tôi lại thót tim. Khúc sông Hồng lạnh lẽo lại hiện ra, cái xác anh K. với chiếc áo ca rô màu đỏ đậm cứ ám ảnh tôi mãi.

Là người hành nghề thám tử, tôi có thể nhận hay từ chối vô khối đề nghị, có thể do tôi không đủ khả năng, hoặc có vấn đề về đạo đức, pháp lý. Nhưng có những yêu cầu tôi không được phép từ chối, đó là những ca có dấu hiệu tự tử, bỏ nhà dọa chết... Cuộc sống đô thị cũng kỳ lạ, không hiểu sao, khi một người mất tích khẩn cấp, người ta thường nhờ đến thám tử?

Vợ chồng chị Hiếu, nhà ở Thanh Xuân (Hà Nội) hoảng loạn vì cái Giang mới 10 tuổi bỗng dưng mất tích. Buổi sáng cháu ra khỏi nhà, theo lịch là đi học, cháu tự đi bộ vì trường cách nhà không quá 200m. Đến 5h chiều, không thấy cháu về, chị Hiếu kiểm tra lại thấy cặp sách ở trong buồng, chứng tỏ cháu không đi học, gọi cho cô giáo thì đúng thế.

Cả nhà, cả họ hàng, cô giáo chủ nhiệm bổ đi tìm. Chị quen mấy anh Công an phường cũng nhờ, được mách, chị gọi cho tôi nói tìm giúp, nhìn cảnh chị khóc lóc mếu máo có lúc như điên dại, ai cũng thương và làm hết lòng. Chúng tôi tính đến cả chuyện cháu Giang bị bắt qua biên giới.

Tức tốc, một cậu thanh niên họ hàng cùng 4 thám tử phân công nhau lên Lạng Sơn và Lào Cai, nhằm gửi thông tin và ảnh ngay tại các cửa khẩu. Phần mình, tôi phán đoán tất cả các tình huống như cháu bị tai nạn xe thì phải tìm ở đâu, cháu bị bắt cóc thì báo Công an, cháu đến nhà người thân thì gia đình rà soát, cháu chơi với bạn thì cùng cô giáo chủ nhiệm khoanh vùng… Một đêm trôi qua trong nỗi lo lắng tột độ của gia đình.

Liên tục cả đêm, chúng tôi sử dụng phương pháp thô sơ là tính từ nhà cháu lấy bán kính 5km phân vùng tam giác, in tờ rơi nhận dạng và thông tin, đi bộ từng đường, ngõ xóm dúi vào tay các chủ quán cóc, xe ôm vỉa hè… Các thông tin từ mọi hướng liên tục đổ về nhưng đều vô vọng…

Chúng tôi còn nhận được cả những tin quái ác như: “Nạp vào thẻ... 2 triệu thì được chỉ chỗ cháu ở…”, hay đến điểm A, B để nhận dạng. Những tin lừa bịp như thế khiến việc tìm kiếm càng vất vả hơn. Trong khi đó, chị Hiếu bắt đầu suy sụp nặng.

Gia đình liên tục thúc giục, nói rằng không tiếc tiền, miễn là làm hết mình, miễn là tìm được cháu. Đến 8h sáng tại một bệnh viện có một vụ tai nạn trẻ em chuyển đến, chúng tôi lập tức có mặt và hú vía. Không phải cháu Giang!

Sáng hôm sau, các mũi tìm kiếm mệt mỏi lần lượt xin được tạm rút về nghỉ ngơi thì thám tử H. trong lúc ngồi ăn sáng gần phố Hoàng Đạo Thành, bà chủ quán sau khi nhìn tờ rơi nhận dạng của anh kêu lên: “Sáng nay có một con bé trông thế này, quần áo cũng giống đến hàng bà mua bánh…”.

Lập tức tất cả các thám tử dồn về đây, tôi vội vã gọi điện cho gia đình chị Hiền thì được biết, ở đây có nhà bác gái của cháu Giang, nhưng đã đi vắng mấy ngày. Đang thất vọng thì một thám tử thấy có chiếc dép trẻ em để ở sân, kiểm tra kỹ hơn thấy cô bé đang ngủ trong hiên nhà, trông rất tội.

Kết thúc một cuộc thám tử thành công. Không thể kể hết sự mừng vui của gia đình, họ hàng, hàng xóm vì bé không chết, không bị bắt cóc, ông bố cứ nắm tay cảm ơn và rủ đi... nhậu.

Hóa ra cô bé bị mất dây chuyền bạch kim, nhớ mấy lần mẹ la mắng: “Để mất thì tao giết”, nên sợ quá đi bộ đến nhà bác ở Kim Giang để trốn, không ngờ bác đi Thái Bình ăn giỗ nên chẳng biết đi đâu, tinh thần hoảng loạn, bé chỉ có 5 nghìn mua cái bánh ăn sáng.

Chi tiết đó là manh mối thám tử tìm ra một cách may mắn. Một bài học đắt giá cho người lớn khi buông lời nặng nề với con trẻ.

Có lần chúng tôi nhận được 2 bức ảnh và lá thư từ một người cha tội nghiệp. Chúng tôi lặng người, với linh cảm nhiều năm trong nghề tìm kiếm, tôi biết không còn kịp nữa. Nhìn người đàn ông tội nghiệp, tôi biết ông cũng nghĩ thế, nhưng vẫn phải tìm kiếm bởi người đàn ông này đến với chúng tôi như một sự cầu cứu cuối cùng.

Đúng như tôi cảm nhận, con ông đã tự vẫn trong một nhà nghỉ trước cái thời gian ông đến chúng tôi, ngày hôm sau, báo chí đăng tải đầy đủ về cái chết này.

Nếu trong thư tuyệt mệnh có những câu đại loại như: “Anh có lỗi với em”, hoặc: “Con bất hiếu với bố mẹ.. Con xin lỗi…”, và cuối cùng: “Xin được ra đi để giải thoát” thì rất bình thường, thám tử phải nhìn thật kỹ nét chữ - chỉ có nét chữ trong bức thư mới cung cấp đầy đủ thông tin về ý định tự sát của người viết - kinh nghiệm của tôi là vậy. Trường hợp này linh cảm của tôi lại đúng, dù thực lòng tôi rất muốn nó sai.

Cũng bằng linh cảm như vậy, chúng tôi có tiếp nhận một vụ tìm kiếm một người đàn ông tên là K. Theo người nhà thì, K. đã vài lần có ý định tự sát bằng cách nhảy từ cầu Chương Dương xuống sông Hồng, nhưng gia đình kịp ngăn cản. Lần này anh K. đã bỏ nhà đi vài hôm và cũng để lại thư tuyệt mệnh. Chỉ cần nhìn qua lá thư tôi biết hy vọng sống sót là rất mong manh. Nhưng trước mặt tôi là người vợ đang đau đớn, tôi vẫn cùng vài đồng sự tổ chức tìm kiếm.

Cũng với nhiều phương pháp tìm kiếm khác nhau từ hiện đại, đến thủ công. Chúng tôi rải người đi tất cả những nơi được cho rằng anh K. có thể đến. Chỉ riêng một mình tôi đi dọc sông Hồng, tôi không hiểu tại sao mình lại quyết định đi ra sông Hồng, có lẽ do những thông tin từ gia đình anh K.

Tôi lấy mốc bắt đầu từ chân cầu Chương Dương và cứ thế đi dọc bờ sông. Lúc ấy là mùa khô, nước không nhiều. Tính đến thời điểm này, nếu anh K. đã chết có lẽ phải trôi đi khá xa, nhưng nước cạn như vậy tôi nghĩ xác người chết không thể đi xa được. Vì thế tôi chỉ khoanh vùng tìm kiếm chừng một cây số.

Tôi vừa đi vừa dò hỏi, nhưng vô vọng, nhiều người dân trồng tỉa trên bãi sông nói rằng, mùa này nếu người chết trôi phải mất hàng tháng mới nổi lên, và nếu trông thấy người chết trôi những gia đình sống bằng nghề sông nước thường đem chôn hoặc, đẩy ra giữa dòng vì họ sợ “thế mạng” gì đó.

Tôi không tin lắm vào chuyện tâm linh, nhưng cô độc đi dọc dòng sông lạnh buốt để tìm kiếm một xác chết đôi khi cũng rùng mình. Đã vài lần tôi định buông xuôi, không tìm nữa. Nhưng vẫn cái cảm giác kỳ lạ nào đó đeo đẳng níu kéo tôi tìm kiếm tiếp.

Người già trong làng tôi vẫn nói rằng, phụ nữ chết trôi sẽ nằm ngửa, còn đàn ông sẽ nằm úp, nếu nhìn thấy người chết trôi phải túm lấy tóc họ lôi vào, vì chỉ cần chạm vào những bộ phận khác lập tức xác họ rữa ra và chìm xuống, họ sẽ oán chúng ta vì không để thân xác họ nguyên vẹn. Cứ nghĩ thế lại thấy gai người. Nếu anh K. đã chết thì có lẽ giờ này phải nằm úp trôi lềnh bềnh đâu đó và tôi sẽ phải nắm lấy tóc của anh ấy. Tôi toát mồ hôi hột!

Đến gần trưa tôi gọi điện cho vài đồng sự, nhưng không có thông tin gì mới. Tôi cũng bắt đầu thất vọng đi dần lên phía chân cầu Chương Dương định bụng nghỉ ăn trưa. Dưới chân cầu nước vẫn lững lờ chảy và khá trong, chỗ này có vẻ sâu nhất, chân cầu cản nước tạo nên một dòng xoáy khá lớn.

Tôi đứng ở đó khá lâu nhưng chẳng thấy gì nên quay lên bờ. Cũng rất kỳ lạ, trưa hôm đó tôi loay hoay mãi chẳng tìm được một quán cơm nào gần khu vực ấy, nếu có thì đã hết cơm, có lẽ trời lạnh nên chẳng ai buồn bán hàng, tôi chán nản, định gọi đồng sự ra đón và bỏ cuộc.

Đúng lúc tôi chuẩn bị nhấc máy thì chuông reo, vợ anh K. gọi tôi với giọng rất đau đớn. Tôi trả lời rằng, đã tìm kiếm từ sáng không thấy dấu hiệu gì, có lẽ anh K. còn sống, hoặc không phải tự vẫn ở đây. Tôi xin lỗi chị ấy và nói đến việc bỏ cuộc. Tất nhiên chị ấy vẫn năn nỉ tôi giúp tìm kiếm nhưng tôi vẫn xin rút lui.

Tôi gọi cho đồng sự hẹn gặp nhau ở đầu cầu. Đang định ra về bỗng nhiên tôi thoáng thấy một vật gì đó như cái thùng gỗ trôi dập dềnh từ phía trên và quẩn lại ở chỗ nước xoáy dưới chân cầu. Cái thùng cứ nhấp nhô như mời gọi điều gì đó, tôi tò mò cố tiến lại gần hơn. Thì ra là một cái thùng gỗ dán được đóng để đựng hàng mà ai đó vứt xuống sông.

Thất vọng, tôi toan quay lên thì một cái gì đó màu đen cũng nổi lên từ chỗ nước quẩn ngay cạnh cái thùng gỗ. Tôi định thần nhìn kỹ thì… ôi thôi! Tóc người và rõ ràng một con người đang nổi lên! Tim tôi đập loạn xạ, đúng như mô tả của gia đình anh K., trước khi rời khỏi nhà anh mặc chiếc áo khoác kẻ ca rô màu đỏ đậm. Lúc này cái thùng gỗ và cả cái áo ca rô màu đỏ đậm hiện ra rõ ràng, chúng nổi lềnh bềnh quanh quẩn không trôi đi được.

Cuộc tìm kiếm kết thúc, nỗi buồn có lẽ không cần phải kể nữa. Nhưng

Nguồn: zing

Xem thêm tại :

http://www.thamtuthanhdat.vn/77/Tham-tu-dieu-tra.htm

http://www.thamtuthanhdat.vn/98/tham-tu-doanh-nghiep.htm

http://www.thamtuthanhdat.vn/

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.