Đây là cuộc đàm phán chính thức đầu tiên giữa 2 miền Triều Tiên sau nhiều năm. Mục tiêu trước mắt của 2 bên là thống nhất các nguyên tắc cơ bản để tổ chức đàm phán cấp cao hơn để bàn về việc giảm bớt sự thù địch, củng cố lòng tin lẫn nhau và khôi phụ các dự án tái lập quan hệ đã bị đình trệ. Thành công của cuộc họp sẽ được đánh giá dựa trên việc liệu phái đoàn Triều-Hàn có thể đạt được các thỏa thuận để mở đường cho cuộc họp cấp bộ trưởng giữa 2 bên về các vấn đề xuyên biên giới hay không. Seoul trước đó đã đề nghị tổ chức họp vào 12/6 tại Seoul. Một cuộc hội đàm Triều-Hàn tương tự như vậy đã không được tổ kể từ năm 2007. Bất cứ cuộc gặp chính thức nào giữa 2 bên đều hút sự quan tâm của truyền thông cũng như dư luận thế giới vì được xem là bước tiến vượt bậc để cải thiện tính trạng thù địch giữa Bình Nhưỡng và Seoul trong những năm qua mà đặc biệt là những tháng leo thang gầy đây với sự khiêu khích mạnh mẽ, dữ dội từ Triều Tiên. “Cuộc đàm phán hôm nay là cơ hội để thảo luận về các thủ tục và quy trình tổ chức thành công các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng Triều-Hàn", một trong những đại biểu Hàn Quốc, quan chức chính sách thống nhất Chun Hae-sung cho biết trước khởi hành tới làng Panmunjom. Ông Chun cũng nhấn mạnh, phái đoàn Hàn Quốc tham dự cuộc đàm phán luôn ghi nhớ và tâm niêm, “Sự phát triển của quan hệ Triều-Hàn khởi đầu từ những điều nhỏ nhặt và quá trình xây dựng lòng tin dần dần". Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn lưu ý cảnh giác đối với ý đồ của Triều Tiên khi nhiều người thấy rằng, đề nghị đàm phán là một phần trong mô hình chiến lược truyền thống của Bình Nhưỡng theo sau giai đoạn khiêu khích, gây hấn nhằm đạt được các lợi ích mong muốn và xoa địu dư luận bên ngoài. Từ đó, giới nhà phân tích nhấn mạnh, cuộc gặp Triều-Hàn hôm nay có thể đánh dấu sự thay đổi trong cách tiếp cận chiến lược của Triều Tiên đối với vấn đề hạt nhân hoặc cũng có thể đơn giản chỉ là nỗ lực giảm bớt áp lực quốc tế yêu cầu nước này ngừng phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, nếu Triều-Hàn có thể đạt được thỏa thuận đàm phán cấp bộ trưởng, chương trình nghị sự có thể tập trung vào việc mở lại khu công nghiệp chung Kaesong bị đình chỉ hoạt động vào tháng 4 giữa lúc căng thẳng liên Triều leo thang đỉnh điểm. 2 bên cũng có khả năng đàm phán về các dự án chung bị đình trệ khác lẫn kế hoạch tái đoàn tụ cho các gia đình bị chia tách bởi chiến tranh. Thành công của các cuộc đàm phán cũng sẽ đánh dấu chiến thắng lớn cho tân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye vừa nhậm chức hồi tháng 2, người chủ trương theo đuổi chính sách cứng rắn nhưng vẫn không loại trừ khả năng xây dựng lòng tin và tái thiết lập đối thoại với Triều Tiên. Các cuộc đàm phán liên Triều diễn ra vào thời điểm này còn có thêm nhiều ý nghĩa khi ngày kỷ niệm 60 năm hiệp ước đình chiến tạm chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên được ký rơi vào tháng tới. Địa điểm Triều-Hàn tổ chức họp hôm nay - làng Panmunjom cũng địa điểm ký thỏa thuận ngừng bắn chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Cuộc đàm phán Triều-Hàn hôm nay diễn ra sau cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California. Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Tom Donilon cho biết, Chủ tịch Tập đã nói với Tổng thống Obama rằng, Bắc Kinh và Washington “có nhiều mục tiêu và quan điểm chung” về vấn đề Triều Tiên đồng thời đạt được thống nhất, Bình Nhưỡng phải từ bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân. |
Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013
Hai miền Triều Tiên bắt tay, giảm căng thẳng
(Kienthuc.net.vn) - Phái đoàn chính phủ Triều Tiên, Hàn Quốc đang đàm phán tại “làng đình chiến” Panmunjom nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt căng thẳng kéo dài nhiều thập kỷ qua.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.