Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Quê nhà, xa mờ dần | Tin tổng hợp

 Nếu không vào cữ thanh minh hay cuối năm cận kề Tết Nguyên đán về thắp hương phần mộ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, năm thì mười họa tôi mới ghé về quê. Có về cũng chỉ là chiếu lệ. Bởi vì anh em, họ hàng bên nội đều đã ra Hà Nội sinh cơ lập nghiệp hơn nửa thế kỷ. Dây mơ rễ má họ hàng không còn mấy ai. Quê nhà chợt nhớ, chợt quên... 

Những ngôi nhà cổ có niên đại hơn 100 năm còn sót lại ở làng Đông Ngạc (Từ Liêm). Ảnh: ĐĂNG ANH

 

  

 

Mọi bận về quê, tôi thường quen men theo con đường ven làng, vòng vèo, xa thêm nhưng tránh được những chiếc xe tải nhỏ, xe cải tiến và xe máy lặc lè chở sa-lông, giường, tủ ngược xuôi, bịt kín mọi đường ngang, ngõ nhỏ trong làng. Thời chiến tranh, người làng tôi lặn lội khắp ngõ hẻm oằn lưng gánh gạo, gò lưng đạp xe chở rau quả, mòn gót trên vỉa hè, đường nhựa bán đủ thứ. Ngày đông tháng giá, đêm khuya rét mướt thấu xương, phong phanh manh áo, khản giọng bán bánh khúc, ngô, khoai nướng. Nghe tiếng rao văng vẳng ngoài đường, trong ngõ hẻm là nhận ra ngay người làng mình. Ngót hai chục năm trước, khi qua những chợ lao động khắp Hà Nội, vẫn nhận ra những bộ mặt nhăn nhúm với giọng quê đặc sệt vùng Kẻ Nưa không thể trộn lẫn. Hình ảnh người quê tôi phờ phạc kiếm miếng cơm manh áo hình như có mặt ở mọi nơi. Thoắt có tiếng gọi, nháo nhào lao vào xúc phế thải, gạch ngói, moi cống rãnh. Nhặt nhạnh, bòn mót từng đồng, mang về nuôi đàn con nheo nhóc. Mới đây mà tất cả đã trở thành quá khứ không thể nhận ra. Cả làng đã biến thành một xưởng chế biến, gia công đồ gỗ nức tiếng gần xa. Đường làng bê-tông hóa tới tận ngõ, cổng nhà. Hai bên đường san sát cửa hàng, cửa hiệu. Thành phố có thứ gì, ở đây có thứ đó. Sầm uất, huyên náo, tất bật bán buôn. Trai gái làng cũng tóc nhuộm đủ mọi mầu chói mắt. Cũng phải thôi, làng tôi có cách Hà Nội mấy đâu. Nhất là từ khi đại lộ hiện đại nhất cả nước đã vắt qua ngay sát rìa làng, khoảng cách chênh lệch cả về không gian và văn hóa dường như kéo xích gần lại.

Không còn thấy đâu nữa, ngay trong mỗi nếp nhà, nếp làng và cả trong nếp nghĩ, nếp sống... Lòng vòng, ngoắt ngoéo qua mấy con ngõ suýt nhầm đường, quên nhà, phải hỏi mãi, rốt cuộc tôi cũng tìm được nhà bà cô họ xa. Có lẽ bà là người duy nhất mà tôi còn nhớ và bà còn nhận ra. Những tiếng đục đẽo chát chúa, những tiếng cưa máy đinh tai, nhức óc ngoài kia dường như không thể lọt được tận góc sâu khuất căn nhà lợp ngói ta gần như độc nhất còn sót lại giữa bốn bề nhà hộp, nhà mái bằng ngất ngưởng che lấp. Nhẩm tính, có lẽ bà đã sang tuổi tám mươi có lẻ. Tóc trắng xóa, gầy tong teo, da đồi mồi, riêng đôi mắt thì vẫn sáng tinh anh lạ thường. Nụ cười móm mém nhưng vẫn phảng phất nét giễu cợt, có phần chua cay như hồi nào. Tôi có cảm giác bà gần như không già hơn được, không gì che giấu được đôi mắt nhìn đời thấu suốt của bà. Một bà già đặc nông dân, văn hóa nhì nhằng, họa hoằn mới ra Thủ đô, nhưng hầu như chẳng có chuyện gì qua được mắt bà. Nheo mắt nhìn qua những món quà tôi mang về, bà nói chẳng úp mở, mấy thứ này chắc ở thành phố trẻ con cũng không động đến. Với nhà quê, thế là quý rồi. Anh chị chắc đã quên quê cha đất Tổ. Có đáo qua chỉ cốt thắp dăm nén hương, thế là xong bổn phận. Tôi đắng miệng, chẳng dám nói lại nửa lời.

Thực lòng, như một cái cây non đã nhổ bật cả gốc rễ, tôi cũng như nhiều người cùng trang lứa được bứng lên trồng ở Hà Nội, nên những ký ức, kỷ niệm của một thời non nớt, nhỏ dại chưa đủ thấm ngấm vào tâm trí. Rễ chưa kịp ăn sâu vào đất, chưa ngấm nắng mưa thì đã phải bén đất mới. Chưa kịp nhớ thì đã quên. Vả lại, anh em, họ hàng cũng không mấy người bấu víu ở làng quê, nên sợi dây huyết thống hầu như đã đứt từ lâu. Có chăng, là những ngày tháng sơ tán thì cũng chỉ năm thì mười họa rẽ về thăm mẹ và mấy đứa cháu nhỏ. Hết thời bom đạn coi như không cớ gì buộc phải về quê, không còn vương vấn, bận bịu trong lòng. Giờ có phải nghe những lời trách móc hay dằn dỗi của bà cô, tôi chỉ biết im lặng như một sự nhận lỗi muộn màng. Giọng bà y như ngày nào, nhấm nhẳng, day dứt, vừa xót xa, vừa ra chiều buồn tủi. Mặt mũi làng mình nay đã sáng sủa hơn cái thời chiến tranh nhưng chắc anh chị vẫn ngại về, đúng không? Đường làng, ngõ xóm không còn bùn lầy, nước đọng. Nước máy đã vào tận nhà, chẳng phải dùng nước ao, nước giếng. Cái cảnh "chân đất mắt toét" ngày xưa đã hết rồi. Nhưng mà, đồng ruộng còn được bao nhiêu đâu, người ta bán gần hết mà sắm sửa, xây nhà, mở xưởng làm đồ gỗ. Chiều nay, anh có quá bộ ra ngoài ruộng là nhìn thấy ngay. Người sống giành giật cả đất cát của người chết. Nhà cửa lấn ra sát tận nghĩa trang. Mấy năm trước, chẳng hiểu người từ đâu đổ về đây đông thế! Họ xốc vào tận trong nhà săn hỏi mua đất. Nghe dân làng kháo nhau rằng đất lên cơn sốt. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ mới nghe nói "sốt đất". Đời thuở nào lại đem bán cả đất hương hỏa đi để ăn, để sắm sửa...

Chuyện bà kể thì tôi đã tận mắt thấy. Mỗi năm chỉ một lần về thăm mộ tổ tiên, là lại thấy nhà xưởng gặm nhấm dần đồng ruộng. Gió đồng bị chặn lại, tù túng, bức bối và ngột ngạt. Dù cố len lách qua những bức tường chật hẹp cũng tuyệt nhiên không nhận ra hương đồng, gió nội. Ngay cả con đường đất vốn rộng thênh thang giờ đây hai xe máy phải né nhường nhau. Ngôi đền làng có bóng si trùm mát âm u, tĩnh mịch bỗng trở nên rúm ró, co ro. Gạt những chiếc lá si rụng và những quả chín vàng trên phiến đá đen bóng loáng, ông từ thở dài bảo, nay mai không biết trông vào cái gì mà sống? Cả một cánh đồng thênh thang, bát ngát, ngoảnh đi ngoảnh lại có dăm năm, chỉ còn như những manh chiếu. Ngày trước, bán thửa ruộng cà chua hay khoai tây, tằn tiện cũng đủ sống. Nay, một xe thồ rau chất ngất, giỏi lắm mới mua nổi vài cân gạo. Hai sọt cà chua bán như cho mà cũng chẳng mua được cái áo khoác dày dặn. Ngày trước, còn có con cá, con tôm nuôi dưới ao chuôm, giờ thì san lấp kín mít. Làng ta còn phúc chán, còn giữ được ít đất trồng lúa, trồng màu chứ nhiều làng quanh đây, người ta bán thốc bán tháo đất, ôm lấy bọc tiền. Tưởng là to, là nhiều, nhưng có thấm tháp gì đâu. Giỏi giang thì xây được cái nhà, nếu không chỉ sắm nổi xe máy, tủ lạnh, rồi "miệng ăn núi lở". "Tiền vào nhà khó"... chẳng có sai đâu!

Nhặt mấy quả si chín sậm như sim, tôi ngắt lời ông từ, làng mình có nghề mộc giàu lên trông thấy cần gì đất, việc gì phải chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối cho khổ. Đấy chỉ là ông nhìn thoáng qua bên ngoài những cửa hàng, xưởng đóng đồ, ông từ sẵng giọng. Đâu phải dễ. Phải đổ cả đống tiền mới mở được xưởng. Rồi tiền mua gỗ, nhất là phải có nghề, giỏi nghề. Có phải ai muốn làm giàu là được đâu. Chỉ mong đủ ăn đủ mặc là tốt rồi. Đằng sau những cửa hàng chất đầy sa-lông, giường, tủ, bàn ghế, nhiều nhà phải đi làm thuê cho họ kiếm miếng ăn, nhiều lúc nghĩ mà tủi. Giá mà còn đất như ngày xưa, vất vả một chút, thức khuya dậy sớm, nhưng mình làm mình ăn, chả phải ngửa tay xin ai từng đồng. Chỉ có bọn trẻ con nghĩ là thấy sướng thôi. Tay chân chẳng phải lấm láp phân, tro, bùn đất. Tối tối lại cà-phê, ka-ra-ô-kê, rồi trò chơi điện tử thâu đêm. Học hành thì nhì nhằng, cốt nhận được mặt chữ. Mà nghề ngỗng có đâu vào đâu. Không nhìn tôi, ông lão ngó ra xa, buông một câu vừa như than, vừa như trách: Mai này chúng sẽ sống ra sao, mai này quê mình có còn là làng quê nữa không?

Câu hỏi của ông lẫn trong tiếng thở dài giống như câu hỏi của bà cô tôi vậy. Hỏi mà như không phải để nghe câu trả lời của một kẻ chẳng còn gì ràng buộc với quê mình. Như người biết lỗi và nhận lỗi, tôi lặng thinh, nghe thấy cả tiếng quả si chín già rơi nhẹ trên phiến đá mát lạnh. Hình như trong lùm cây um tùm, che kín ngôi đền, có tiếng chim ríu ran chọn quả. Thi thoảng lại có vài trái rơi rớt. Tiếc đến xót xa tiếng chim thưa vắng dần trên ngọn cây, bởi tiếng máy cưa xẻ gỗ ré lên cắt đứt không gian bình yên. Mùi mạt cưa ngâm trong nước thải chảy tràn lan, dâng lên chua lòm, nhấn chìm mùi đồng ruộng, mùi cỏ non bật nở rạo rực trên những vạt đất hiếm hoi còn sót lại. Quê nhà trong tôi đã xa mờ dần, hay chính tự nó xóa mờ dần?

NHÃ KHANH


  Mua bán các loại xe ô tô cũ, liên hệ Mr.Tuấn để được tư vấn miễn phí, 0904.155.156, xem thêm tại toyotaxecu.com  

oto, oto gia re, xe oto gia re, tim mua oto cu, mua xe o to cu, gia xe o to cu, can mua xe oto cu, bán xe cũ, xe bán tải cũ, mua xe ôtô cũ, xe oto toyota cu, bán xe gentra cũ, xe getz cu

Chuyên mua bán các loại xe ô tô cũ đã qua sử sụng, giá cả hợp lý, tư vẫn miễn phí về kỹ thuật và phương thức thanh toán. Bảo đảm bán giá tốt, mua giá rẻ.

Quý khách có nhu cầu về mua bán xe cũ vui lòng liên hệ  Mr. Tuấn, 0904.155.156  ( Toyota Mỹ Đình, chi nhánh Cầu Diễn ) để được tư vấn miễn phí và chọn cho mình xe hơi đáp ứng nhu cầu với giá cả phải chăng.

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết tại :  toyotaxecu.com  

  Đặt phòng khách sạn tại Sầm Sơn, giá rẻ, uy tín, khachsansamson.com.vn  

khách sạn sầm sơn, khach san sam son, hai san sam son

Dịch vụ đặt phòng khách sạn tại Sầm Sơn, hải sản Sầm Sơn

Khách sạn Sầm Sơn, khach san sam son, du lich sam son, hai san Sam Son

Xem thêm thông tin chi tiết tại website :  khachsansamsom.com.vn  

Quý khách vui lòng call  0985.12.8986   ,    Mr.Giang  , để đặt trước  phòng khách sạn, chọn mua hải sản khi đi du lịch Sầm Sơn. Chắc chắn quý khách sẽ có giá hợp lý nhất, khách sạn tiêu chuẩn gần biển Sầm Sơn, và  đặc biệt yên tâm sẽ tránh được trường hợp bị chặt chém  khi mua hàng không rõ nguồn gốc.

Chia sẻ kiến thức SEO, Marketing miễn phí, tamducviet.com

thu thuat seo, tai lieu seo, học làm seo, tự học seo, seo on page, seo online, hoc seo website, tự làm seo, lam seo la gi, tool seo web

marketing la gi, online marketing, học marketing online, hoc marketing o dau

Chia sẻ kiến thức SEO, marketing online miễn phí, các tài liệu do tôi sưu tầm và viết lại một cách dễ hiểu nhất cho tất cả mọi người.

Vui lòng truy cập vào website để xem thêm các thông tin hữu ích :  tamducviet.com  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.