Nếu bạn có một trang web, blog, hay đang làm việc về quảng cáo google, Dịch vụ seo hay bất cứ điều gì trên Internet, bạn chắc chắn sẽ cần phải biết một chút về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm(SEO). Việc tối ưu hóa website
không phải là những vấn đề gì đó khó khăn mà nó được sử dụng nhưng
nguyên tắc nhất định. Và dưới đây là 20 thuật ngữ giúp bạn làm quen và
hiểu rõ hơn về công cụ tìm kiếm.
1. SEM :
Viết tắt của Search Engine Marketing, và như tên của nó liên quan
đến các dịch vụ tiếp thị hoặc các sản phẩm thông qua công cụ tìm kiếm.
SEM được chia làm hai thành phần chính đó là SEO và PCC.
- SEO : là viết tắt của
tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và mô hình công việc của nó là tối ưu để làm
cho các site xuất hiện trên công cụ tìm kiếm của google, Bing, Yahoo…
– PCC : là viết tắt của Pay – Per _
Click,(PPC) là một mô hình quảng cáo Internet được sử dụng trên các
trang web, trong đó các nhà quảng cáo trả tiền host của họ chỉ khi quảng
cáo của họ được nhấp. Với công cụ tìm kiếm, các nhà quảng cáo thường
giá thầu trên cụm từ khóa có liên quan đến thị trường mục tiêu của họ.
Nội dung các trang web thường tính giá cố định cho mỗi nhấp chuột thay
vì sử dụng một hệ thống trọn gói.
2. Backlink :
Backlink chính
là những liên kết từ một website khác trỏ đến website hay web page của
bạn . Nếu như trước đây backlink (Hay inbound link) được sử dụng với
chức năng chính là điều hướng website. Thì ngày này khi có sự xuất hiện
của SE và kèm theo đó là sự phát triển của SEO (Search Engine Optimization). Backlink đóng vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới pagerank của trang web và ảnh hưởng lớn đến thứ hạng web site của bạn.
3. Pagerank (PR) :
(Tạm dịch là thứ hạng trang web).Là một thuật toán của Google mà
Google sử dụng để ước tính sự quan trọng tương đối của tất cả các trang
web. Ý tưởng cơ bản của thuật toán là : Trang của bạn càng nhận nhiều
liên kết trỏ đến thì mức độ quan trọng trang của bạn càng tăng. Tuy
nhiên đó chỉ là những khái niệm sơ đẳng nhất mà Google hiếm khi thông
báo chính thức. Trong thực tế, thuật toán PageRank phức tạp hơn rất
nhiều. Và may mắn là như thế, nếu không trang kết quả tìm kiếm của
Google sẽ không còn tin cậy bởi những người lạm dụng thuật toán của nó,
và có lẽ SEO mới là một nghệ thuật làm tốn nhiều giấy bút của
Webmaster.
4. Linkbait :
Một linkbait là một phần của nội dung trang web được xuất bả trên
một trang web hoặc blog với mục tiêu thu hút backlinks càng nhiều càng
tốt (để cải thiên thứ hạng tìm kiếm ). Thông thường nó là một mảnh bằng
văn bản, nhưng củng có thể là một đoạn video, hình ảnh, hoặc bất cứ
điều gì khác.
5. Link Farm :
Là một nhóm các websites được
tạo ra với mục đích là nâng cao số lượng các đường link đến một website
có sẵn sử dụng Javascript, php, asp… Điều này thực tế hiệu quả trong
những ngày đầu của công cụ tìm kiếm, nhưng hiện tại SE đã có bộ lọc mới
để đánh giá, trường hợp xấu nhất webiste của bạn sẽ bị penalty.
6. Anchor text :
Anchor text là đoạn văn bản được dùng để hiển thị
link và được mọi người sử dụng để link tới site của bạn. Nói một cách
khác, chính là đoạn text link cụ thể mà người dùng nhấp vào.
VD : Chúng ta có một textlink như sau dịch vụ seo, thì cụm từ “dịch vụ seo” chính là anchor text.
7. Nofollow :
Nofollow Là một thuộc tính liên kết nằm trong meta
tag. Được sử dụng bởi chủ sở hữu trang web nhằm báo hiệu với Google rằng
họ không xác nhận trang web mà họ đang liên kết hay nói cách khác là
báo hiệu cho spider (bọ
thu thập thông tin) không lần theo liên kết này nữa. Khi Google nhìn
thấy các thuộc tính “nofollow” thì về cơ bản nó sẽ không tính liên kết
cho pagerank và các thuật toán tìm kiếm.
8. Pagerank Sculpting :
Pagerank Sculpting Tạm dịch là chế tác pagerank là việc mà
Webmaster quản lý những link liên kết ra ngoài. Liên kết nào phải dùng
no-follow để chặn không cho các máy tìm kiếm nhận biết sự liên quan,
liên kết nào phải chú trọng link sang để tiến hành cho website đó.
9. Title tag (thẻ title):
Là thẻ tiêu đề của một trang web, nó là một trong
những yếu tố quan trọng nhất trong thuật toán tìm kiếm của Google. Thẻ
tiêu đề của bạn là duy nhất và chứa những từ khóa chính của trang web.
Bạn có thể xem tiêu đề của trang web ở trên cùng củng trình duyệt trong
khi điều hướng.
10. Meta tag (thẻ meta) :
Giống như thẻ tiêu đề, meta tag được sử dụng để
cung cấp, mô tả cho công cụ tìm kiếm thêm thông tin về nội dung các
trang web của bạn . Các thẻ meta được đặt trong phần HEAD của mã HTML.
11. Search Algorithm (thuật toán tìm kiếm) :
Thuật toán tìm kiếm của Google được sử
dụng để tìm các trang web có liên quan nhất chó bất kỳ truy vấn tìm
kiếm . Thuật toán xem xét hơn 200 yếu tố (theo Google), bao gồm cả gí
trị pageRank
Thẻ tiêu đề, thẻ meta nội dung của trang web, tuổi tên miền….
12. SERP (Search Engine Results Page) :
SERP tạm dịch là những trang kết quả được các bộ máy tìm kiếm
(Google, Yahoo, Bing ..) trả về khi một ai đó thực hiện một truy vấn tới
các bộ máy tìm kiếm này. Số lượng truy cập tìm kiếm trang web của bạn
phụ thuộc và bảng xếp hạng sẽ có bên trong các SERPs.
13. Sandbox :
Về cơ bản nó là một chỉ số riêng biệt. Cách Sandbox hoạt động: Bởi
Google nghĩ rằng KHÔNG CÓ SITE MỚI NÀO có thể có được thứ hạng cao cho
đến khi chúng chứng minh được giá trị của mình. Do vậy Google cho các
site mới vào Sandbox và trì hoãn việc đánh giá và xếp hạng các site này
lại.
14. Keyword Density (mật độ từ khóa):
Mật độ từ khóa (Keyword density) là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong SEO? Vì thế nếu muốn tìm hiểu SEO và triển khai một chiến dịch SEO hiệu quả bạn cần nắm rõ khái niệm này.
“Keyword density is the percentage of times a keyword
or phrase appears on a web page compared to the total number of words on
the page.”
Mật độ từ khóa chính chính là tỉ lệ phần trăm giữa số lần xuất hiện
từ hay cụm từ khóa so với tổng số từ hiển trị trong trang web của bạn.
Dựa vào mật độ từ khóa xuất hiện trong trang web của bạn, các spider sẽ căn cứ vào số liệu này để đánh giá trang web của bạn đang cung cấp nội dung liên quan đến nội dung hay chủ đề gì.
Đây được xem là yếu tố quan trọng khi bạn muốn các spider xác định đúng từ khóa cho trang landing-page của mình.
15. Keyword Stuffing (Từ khóa nhồi):
Keyword Stuffing là Thủ thuật liên quan
đến các phần trong trang web lặp lại nhiều lần một từ khóa nhất định để
gây ảnh hưởng lớn lên kết quả công cụ tìm kiếm. Nhiều năm trước các công
cụ tìm kiếm đã vô hiệu hóa thủ thuật này, nhưng vì một vài lý do thủ
thuật này hiện nay vẫn đang được sử dụng rộng rãi và tinh vi hơn rất
nhiều.
16. Cloaking :
Trong kỹ thuật SEO thì cloaking ám chỉ hành động của
webmaster che dấu bot của search engine như Google crawl các nội dung
mà người dùng nhìn thấy, đồng thời đề xuất cho các Bot nhìn thấy các nội
dung được Onpage optimize tốt nhằm mục đích đạt được các vị trí cao
trên SERP.
VD:Trong một số trường hợp, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy
những web hay webpage không có liên quan đến nội dung từ khóa search
nhưng lại đứng vị trí rất cao trên SERP.
17. Web Crawler:
Web crawler, web spider hay web robots là một chương
trình tự động tìm kiếm trên Internet được thiết kết để thu thập tài
nguyên Internet Web crawler, web spider hay web robot còn gọi là bọ tìm
kiếm là một chương trình tự động tìm kiếm trên Internet. Nó được thiết
kết để thu thập tài nguyên Internet (trang Web, hình ảnh, video, tài
liệu Word, PDF hay PostScrips) , cho phép máy tìm kiếm đánh chỉ số sau
đó.
18. Duplicate Content:
Nội dung (content) là nội dung của bài viết trên website, là phần quan trọng và ưu tiên nhất của một trang web muốn làm SEO.
Để có một website tốt và làm tốt SEO, cần phải chú ý rất kỹ đến nội
dung bài viết tránh lỗi trùng lặp nội dung (Duplicate
Content). “Duplicate Content” hưởng lớn đến thứ hạng của website bạn và
là một trong những lỗi mà nhiều Webmaster mắc phải khi tiến hành SEO
(Search Engine Optimize) cho website của mình.
19. Canonical URL :
Là URL mà các webmasters muốn search engine coi như là địa chỉ
chính thức của 1 webpage. Hay nói cách khác, một canonical URL là URL mà
webmaster muốn visitors nhìn thấy.
Canonical URL dùng để ngăn chặn trùng lặp nội dung trong website. Ví dụ: với cùng 1 trang web có thể có nhiều url cùng trỏ đến có hoặc không chứa www, url có index.html hay home.aspx ở cuối, url có hoặc không chứa dấu (/) ở cuối… Các bộ máy tìm kiếm sẽ nhận diện các url này khác nhau nhưng lại trỏ tới cùng 1 nội dung dẫn đến tình trạng trùng lặp. Chúng ta quy định tất cả các url đó đều là bản sao (canonical) của 1 url gốc, như vậy các bộ máy tìm kiếm sẽ chỉ index 1 url gốc duy nhất và bỏ qua các bản sao khác.
Để đặt canonical URL trong website, cách chung là đặt thẻ <link> như sau vào trong thẻ <head></head> đối với các url bản sao:
Canonical URL dùng để ngăn chặn trùng lặp nội dung trong website. Ví dụ: với cùng 1 trang web có thể có nhiều url cùng trỏ đến có hoặc không chứa www, url có index.html hay home.aspx ở cuối, url có hoặc không chứa dấu (/) ở cuối… Các bộ máy tìm kiếm sẽ nhận diện các url này khác nhau nhưng lại trỏ tới cùng 1 nội dung dẫn đến tình trạng trùng lặp. Chúng ta quy định tất cả các url đó đều là bản sao (canonical) của 1 url gốc, như vậy các bộ máy tìm kiếm sẽ chỉ index 1 url gốc duy nhất và bỏ qua các bản sao khác.
Để đặt canonical URL trong website, cách chung là đặt thẻ <link> như sau vào trong thẻ <head></head> đối với các url bản sao:
<link rel=’canonical‘ href=’url gốc’/>
20. Robots.txt:
Là một tập tin đơn giản không chứa mã HTML được đặt
trong thư mục gốc của website, được sử dụng để thông báo cho các chương
trình tìm kiếm về cấu trúc của trang web.
VD: thông qua các tập tin robots.txt, nó có thể
ngăn chặn các robots tìm kiếm cụ thể và hạn chế truy cập vào các thư mục
của phần bên trong trang web
Theo iweb
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.