Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Boko Haram tấn công người Trung Quốc ở Cameroon

Các thành viên Boko Haram. Ảnh: INFORM AFRICA Ngày 17-5, Cảnh sát trưởng địa phương cho biết: “Nhóm Hồi giáo Boko Haram đến từ Nigeria đã tấn công người Trung Quốc tại một trại của công nhân làm đường. Một người Trung Quốc đã bị giết chết, 10 người Trung Quốc khác không thể tìm thấy kể từ sau cuộc tấn công. Chúng tôi nghĩ rằng có thể những kẻ tấn công đã bắt cóc họ”. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã dẫn lời các quan chức Trung Quốc lại đưa tin: “Những kẻ tấn công không xác định đã tấn công trại của một doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động ở Cameroon vào đêm thứ sáu (16-5), làm bị thương một người và 10 người mất tích”. Boko Haram từng tổ chức nhiều vụ tấn công ở miền bắc Cameroon. Tháng trước, nhóm phiến quân này đã tấn công một đồn cảnh sát và giết chết 2 người. Nhóm này còn từng bắt cóc một gia đình Pháp vào tháng 2-2013. Ngoài ra, Boko Haram tấn công một trường học ở làng Chibok và bắt cóc hơn 200 nữ sinh và đe dọa bán các cô gái trẻ này làm nô lệ tình dục. Cảnh sát địa phương treo thưởng 300.000 USD cho ai cung cấp được thông tin giúp giải cứu các nữ sinh. Đêm 5-5, Boko Haram lại thực hiện một vụ tấn công tại thị trấn Gamboru, sát biên giới với Cameroon, Đài RT của Nga thông tin vụ tấn công cướp đi sinh mạng của ít nhất 300 người.

TQ đưa tàu tên lửa tấn công nhanh ra giàn khoan

Thông tin được ông Nguyễn Văn Trung, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho biết chiều 17/5. Tàu TQ chặn mũi tàu Cảnh sát biển VN. Ảnh: TTXVN Ông Nguyễn Văn Trung cho biết, theo quan sát của lực lượng kiểm ngư, số tàu của TQ quanh khu vực giàn khoan Hải Dương trong buổi sáng là 119, bao gồm các tàu chấp pháp, tàu chiến đấu, tàu khu trục tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tàu dầu khí, tàu cá vỏ sắt. Ngoài ra, TQ còn đưa thêm 2 tàu quân sự mới là tàu tên lửa tấn công nhanh mang số hiệu 755 và tàu tuần tiễu tấn công nhanh 789 đến khu vực giàn khoan để cản phá và đe dọa lực lượng chấp pháp của ta. Tàu cá vỏ sắt của TQ vẫn chủ động đâm va vào tàu cá của ngư dân ta khi đang tiến hành di chuyển vào gần giàn khoan Hải Dương 981 khai thác thủy sản. Đồng thời, tàu TQ còn áp sát, vây ép và phun nước vào tàu chấp pháp của VN trong quá trình tiếp cận giàn khoan để thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể, tàu quân sự của TQ bảo vệ vòng ngoài, tháo bạt che vũ khí để đe dọa tàu cá, khiêu khích lực lượng chấp pháp của VN xung quang khu vực giàn khoan. Còn tàu vỏ sắt của TQ thì tiến hành vây ép tàu cá của ngư dân ta. “Ngoài thực địa tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981, vào lúc 23h00’ ngày 16/5, ở khu vực đảo Phú Lâm (phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách giàn khoan khoảng 110 hải lý) tàu ngư chính 306 của TQ đã khống chế tàu cá QNg-90205 của tỉnh Quảng Ngãi và đánh đập thuyền viên, phá hoại tài sản trên tàu khi đang khai thác ở khu vực này khiến 2 thuyền viên bị thương nặng, tàu cá vẫn bị TQ giữ ở đảo Phú Lâm”, ông Trung nói. Trước tình hình này, Cục phó Cục Kiểm ngư Nguyễn Văn Trung cho hay, VN vẫn duy trì lực lượng như ngày 16/5. Các tàu chấp pháp vẫn thường xuyên bám sát, hỗ trợ tàu cá và ngư dân để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động tại ngư trường truyền thống quanh khu vực giàn khoan trái phép TQ. Theo đó, lực lượng kiểm ngư cũng khuyến khích bà con ngư dân liên kết sản suất theo hình thức tổ đội để thuận tiện trong việc hợp tác sản xuất và hỗ trợ khi xảy ra các sự cố. Bảo Hân

Mưu đồ hiểm độc đằng sau việc Trung Quốc phát triển Hải cảnh

Phẫn nộ: Giàn khoan Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) gọi tắt là Hải cảnh được thành lập tháng 03/2013 bằng cách hợp nhất các lực lượng Hải giám (CMS), Cảnh sát biển của Cục quản lý biên phòng (BCD), Cơ quan đảm bảo thực thi pháp luật Ngư nghiệp (FLEC/ Ngư chính ) cùng Tổng cục Hải quan và Cơ quan Hải dương Trung Quốc (GAC). Trước khi được sáp nhập vào Hải cảnh thì Hải giám và Cảnh sát biển của Cục quản lý biên phòng là 2 lực lượng có quy mô lớn nhất. Việc hợp nhất 4 lực lượng hàng hải thành một tổ chức thống nhất, nằm dưới sự điều hành của một cơ quan chủ quản duy nhất là một phần trong kế hoạch đầy tham vọng nham hiểm của Trung Quốc nhằm phát triển lực lượng tuần duyên có quy mô và sức mạnh ngang bằng với các nước như Mỹ, Nhật Bản do hiện tại tiềm lực của tuần duyên Trung Quốc vẫn bị đánh giá khá thấp và chưa tương xứng với hình ảnh của một “cường quốc”. Tàu Hải cảnh 46101 đang sử dụng vòi rồng tấn công tàu Kiểm ngư của Việt Nam trong sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan vào hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Hải cảnh được Trung Quốc coi là công cụ quan trọng nhằm thực hiện mưu đồ bá quyền của nước này trên các vùng biển quốc tế. Lực lượng này đã nhiều lần ngang ngược xâm phạm vào vùng biển của một số quốc gia trong khu vực. Hiện tại, Hải cảnh Trung Quốc được trang bị khoảng 400 tàu tuần tra, 10 máy bay các loại trong đó có ít nhất 1 trực thăng vận tải đa năng Mi-8 , 2 máy bay cánh cố định Y-12 cùng một số trực thăng khác do Trung Quốc sản xuất. Trước khi sáp nhập lực lượng Hải giám, loại tàu tuần tra lớn nhất của Hải cảnh Trung Quốc là 2 tàu khu trục nhỏ lớp Giang Hồ I được sửa đổi mang số hiệu 1002 và 1003. Sau khi sáp nhập lớn kể trên Hải cảnh Trung Quốc có ít nhất 90 tàu tuần tra loại lớn có lượng giãn nước từ 1.000 - 4.000 tấn. Hai tàu Hải cảnh có lượng giãn nước 4.000 tấn vừa được hạ thủy cách đây không lâu đang được hoàn thiện trước khi bàn giao. Trong đó nổi bật là các tàu: Hải cảnh 2350 (trước đây là tàu Hải giám 50) lượng giãn nước toàn tải 3.980 tấn, Hải cảnh 2151 (trước đây là Hải giám 51) lượng giãn nước 1.970 tấn, Hải cảnh 2146 (trước đây là Hải giám 46) lượng giãn nước 1.101 tấn, Hải cảnh 2166 (trước đây là Hải giám 66) lượng giãn nước 1.290 tấn, Hải cảnh 1115 (trước đây là Hải giám 15) lượng giãn nước 1.740 tấn. Đặc biệt, gần đây, Trung Quốc đang tiến hành chương trình đóng mới tàu tuần tra cỡ lớn có lượng giãn nước tới 4.000 tấn, ít nhất 3 chiếc loại này đã được hạ thủy mang số hiệu 2401, 3401 và 1401. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch đóng các loại tàu tuần tra có lượng giãn nước tới 5.000 tấn và 12.000 tấn để trang bị cho Hải cảnh. Cụ thể, tham vọng của Hải cảnh trong tương lai sẽ là đóng mới và đưa vào trang bị: Ít nhất 2 tàu tuần tra ngoài khơi có lượng giãn nước trên 10.000 tấn, 4 tàu tuần tra có lượng giãn nước 5.000 tấn, 4 tàu tuần tra có lượng giãn nước 4.000 tấn, 23 tàu tuần tra có lượng giãn nước 3.000 tấn, 10 tàu tuần tra có lượng giãn nước 1.500 tấn, 27 tàu tuần tra có lượng giãn nước 1.000 tấn. Khi kế hoạch này hoàn thành, Hải cảnh Trung Quốc sẽ là lực lượng có quy mô hàng đầu khu vực châu Á và vượt qua cả Cảnh sát biển Nhật Bản. Các tàu Hải cảnh Trung Quốc được trang bị khá tốt, một số tàu được trang bị pháo 37mm và súng máy hạng nặng cùng các thiết bị hỗ trợ khác. Mỗi tỉnh ven biển của Trung Quốc đều có từ 1-3 đội tàu Hải cảnh, hiện nay Hải cảnh Trung Quốc có khoảng 20 đội tàu trải dọc theo các tỉnh ven biển. Cụ thể như sau: Tỉnh Phúc Kiến có 3 đội tàu, Quảng Đông có 3 đội tàu, Quảng Tây có 2 đội tàu, Liêu Ninh, Sơn Đông, Triết Giang mỗi tỉnh có 2 đội tàu. Các tỉnh Hà Bắc, Thượng Hải, Giang Tô, Thiên Tân mỗi tỉnh có 1 đội tàu. Riêng quần đảo Hải Nam có đến 2 đội tàu Hải cảnh, điều đó cho thấy Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến khu vực này. Hải cảnh Hải Nam là lực lượng chính trong việc hộ tống đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Những ngày qua, các tàu Hải cảnh Hải Nam liên tục bao vây tấn công các tàu Cảnh sát biển, Kiểm Ngư của Việt Nam bằng vòi rồng. Không dừng lại ở đó, các tàu Hải cảnh của Trung Quốc còn liên tục cố tình đâm húc vào các tàu Việt Nam gây hư hỏng tàu thuyền và làm một số kiểm ngư viên bị thương. Hành động đưa giàn khoan nước sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia có chủ quyền là bước theo thang nguy hiểm của Trung Quốc. Những hành động tương tự của Trung Quốc có thể sẽ tiếp diễn trong thời gian tới và lực lượng Hải cảnh vẫn là công cụ chính để họ thực hiện điều đó. Do vậy, các nước trong khu vực phải hết sức cảnh giác trước các hoạt động của Hải cảnh Trung Quốc, cần phải giám sát chặt chẽ hoạt động của lực lượng này để phát hiện và ngăn chặn sớm các âm mưu xâm phạm chủ quyền. Cận cảnh tàu Hải cảnh Trung Quốc chặn tàu Việt Nam. Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Thủ tướng Malaysia thừa nhận các sai lầm trong cuộc tìm kiếm MH370

Trong một bài viết được đăng tải trên tờ Wall Street Jou rnal ngày 14/5, Thủ tướng Najib Razak cho hay chính phủ của ông và ngành hàng không toàn cầu đã rút ra "những bài học quan trọng" từ các sai lầm trong cuộc tìm kiếm MH370, sau khi chiếc Boeing 777 mất tích khỏi màn hình radar khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh hơn 2 tháng trước. "Chúng tôi không phải lúc nào cũng đúng. Trong những ngày đầu sau khi máy bay mất tích, chúng tôi quá tập trung vào việc tìm kiếm nó mà không chú trọng tới các thông tin", Thủ tướng Malaysia viết. "Các nhân viên kiểm soát không lưu phải mất 4 giờ mới khởi động chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ. Nhưng máy bay đã biến mất trong tích tắc - giữa vùng kiểm soát không lưu của Malaysia và Việt Nam - đã gây bối rối tột độ". "Mặc dù vậy, cuộc tìm kiếm đã bắt đầu nhanh hơn cuộc tìm kiếm chuyến bay 447 của hãng hàng không Air France hồi năm 2009. Tuy nhiên, thời gian phản ứng nên và sẽ bị điều tra". Trong bài viết, ông Najib cũng kêu gọi Tổ chức hàng không dân sự thế giới (ICAO) tiến hành theo dõi các máy bay dân sự trong thời gian thực và các biện pháp khác. Trước đó, ICAO nói rằng ngành công nghiệp hàng không nên tình nguyện bắt đầu cải thiện việc theo dõi các máy bay, đồng thời đưa ra các quy chuẩn bắt buộc sau vụ mất tích của MH370. "Trong thời đại internet di động và thông minh, việc theo dõi các máy bay thương mại thời gian thực hiện nay là quá chậm", ông Najib nói. Thru tướng Malaysia cũng đề xuất thay đổi các hệ thống liên lạc máy bay để chúng không bị vô hiệu hóa trên không và kéo dài tuổi thọ của các hộp đen để có thể dễ dàng tìm thấy chúng hơn sau các tai nạn. "Những thay đổi này có thể không ngăn chặn được các thảm họa như MH370 hay 447 của Air France. Nhưng những điều đó khiến việc một máy bay biến mất đơn giản trở nên khó khăn hơn, và việc tìm thấy chúng trở nên dễ dàng hơn", ông Najib nói. Không dấu vết nào về MH370 được tìm thấy kể từ khi nó mất tích hôm 8/3, bất chấp một cuộc tìm kiếm quy mô lớn nhất trong lịch sử hàng không thương mại. Cuộc tìm kiếm MH370 giai đoạn 1 tại Ấn Độ Dương, kéo dài suốt gần 2 tháng, vẫn không mại lại kết quả. Giai đoạn 2 của cuộc tìm kiếm dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng tới và có thể kéo dài 8-12 tháng. Theo An Bình - WSJ - Dân trí

'Quả đấm thép' của Cảnh sát biển Việt Nam hướng đến HD 981

"Quả đấm thép" vươn ra biển lớn, tiếp cận giàn khoan trái phép HD 981 Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã quyết định để hai "quả đấm thép" trên đảm nhận nhiệm vụ tiếp cận giàn khoan trái phép hôm 13/5. Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết: "Các tàu CSB 8001, CSB 8003 được đưa ra vùng biển của Việt Nam, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 trái phép là một động thái bình thường. Cảnh sát biển đưa tàu lớn ra không phải là để đối đầu lại với sự ngang ngược, khiêu khích của Trung Quốc mà để củng cố sức mạnh để bảo vệ vững chắc, bảo đảm việc thực thi pháp luật trên biển". Tàu CSB 8003 có chiều dài 81,5 m, chiều rộng 9,8 m và chiều cao 5,8 m, lượng giãn nước 1.400 tấn, tốc độ thiết kế lớn nhất 20,7 hải lý/giờ. Tàu cũng được trang bị thiết bị hàng hải hiện đại, vũ khí gồm 2 pháo nòng đôi 25 mm, các súng máy 14,5 mm. Hệ thống điều khiển hiện đại của tàu CSB 8003 sánh ngang với các lớp tàu được trang bị tối tân của Trung Quốc giúp CSB 8003 liên tục truyền được tín hiệu bằng hình ảnh trên hải trình về trung tâm chỉ huy của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. Bên cạnh đó, Thuyền trưởng CSB 8003 cũng là người có kinh nghiệm nhất của lực lượng cảnh sát biển, đồng thời, khi tàu mới được nghiệm thu, thủy thủ đoàn đã vượt qua siêu bão số 7 quét vào khu vực Vịnh Bắc bộ trong năm 2013. Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm cũng đánh giá: "Khả năng chịu được sóng gió cấp 8 và thủ thủ đoàn lên đến 120 người là lợi thế giúp 8003 có thể trở thành phên giậu trên Biển Đông cho các lực lượng chấp pháp của Việt Nam". "Quả đấm thép" thứ 2 - tàu 8001 được coi là tàu tuần tra hiện đại nhất Đông Nam Á với chiều dài hơn 90 m, rộng 14 m, đặc biệt có sân đậu trực thăng, 2 vòi rồng phun nước tốc độ cao 6,6 m3/phút. Con tàu này hiện là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng sau khi được nhà máy Z189 Bộ Quốc phòng đóng mới với công suất 12.000 mã lực. Hai "quả đấm thép" được nhận nhiệm vụ tiếp cận giàn khoan trái phép HD 981 với kỳ vọng sẽ đủ sức cân bằng với tàu của các lực lượng tàu bảo vệ giàn khoan đang hoạt động trái phép trên vùng biển Việt Nam. Đồng thời, sử dụng tàu hiện đại, có khả năng liên lạc tốt với Trung tâm chỉ huy giúp Bộ tư lệnh có thể xử lý những tình huống phức tạp xảy ra trong quá trình các tàu thực thi nhiệm vụ trên biển. Trong một cuộc giao lưu trực tuyến trên báo điện tử ngày 14/5, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam Hà Lê cũng cho biết: trong thời gian tới, lực lượng kiểm ngư sẽ tiếp tục được trang bị thêm các tàu kiểm ngư và trang thiết bị hiện đại để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong những ngày qua phía Trung Quốc vẫn duy trì các hành động khiêu khích như: sử dụng vòi rồng phun nước, đâm va vào các tàu thực thi nhiệm vụ trong đó có các tàu Kiểm ngư. Đến nay, hầu hết các tàu kiểm ngư Việt Nam đều đã bị tàu Trung Quốc đâm va với tốc độ cao, góc tiếp cận lớn, phun nước áp lực cao, và sử dụng cả những vật cứng ném sang tàu kiểm ngư Việt Nam. Những hành động này đã làm hư hại các tàu kiểm ngư Việt Nam, lực lượng kiểm ngư đã có phương án khắc phục tại chỗ. Thông tin của các phóng viên tường thuật từ "điểm nóng" Hoàng Sa cho thấy, các tàu Trung Quốc vẫn hung hăng tấn công các tàu kiểm ngư và tàu cá của Việt Nam. Đáng chú ý, sáng 14/5, từ các đài quan sát, các tàu của Việt Nam phát hiện trên các tàu của Trung Quốc đã mở tất cả các họng súng và vòi rồng sẵn sàng bắn tỉa vào các tàu của Việt Nam. Trên trời, máy bay chiến đấu của Trung Quốc cũng liên tục quần đảo, tạo nên thế cực kỳ nóng, khiến tình hình trên biển rất căng thẳng. Thâm hiểm hơn, các tàu Trung Quốc còn cố tạo bằng chứng giả để vu cáo Việt Nam, theo đó, tàu hải cảnh của Trung Quốc đã lao thẳng và chặn ngang trước tàu 2013 của Việt Nam với ý đồ để tàu 2013 của Việt Nam để tàu đâm vào tàu Trung Quốc là tạo cớ vu khống Việt Nam tấn công tàu của Trung Quốc. Tuy nhiên, biết trước được âm mưu này, tàu 2013 của Việt Nam đã chủ động đi lùi, rẽ vào phía nam để tránh tình huống đáng tiếc xảy ra. Tag