Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Xuân sum vầy | Chia sẻ kiến thức SEO, Marketing miễn phí

 Nhỏ Út bóc tờ lịch trên tường rồi trợn mắt, đưa ngón tay lên bấm bấm: “Trời ơi, còn có mấy ngày nữa là Tết rồi”. Bà ngoại ngồi trước sân nhà nhìn cái nắng ngược mùa, miệng bỏm bẻm nhai trầu bảo: “Chứ cô tưởng còn lâu lắm hở?”. 

Nhỏ cười. Ai ngờ năm mau qua đến thế.

Ngày hôm trước ba ra vườn bửa một đống củi thật to. Củi nấu bánh tét đêm giao thừa đó. Năm nào cũng vậy, nồi bánh tét của gia đình ngốn không biết bao nhiêu là củi. Bên nhà hàng xóm, củi cũng được chất đống sau vườn. Người ta bắt đầu chộn rộn chuẩn bị cho nồi bánh tét cuối năm.

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet 

Sáng đi chợ về, mẹ xách một bao thật nặng, nhỏ Út ngạc nhiên “Mẹ mua gì nhiều thế?”, Mẹ cười: “Nếp cho nồi bánh tét của gia đình mình”. Út được mẹ phân công cà đậu, những nắm đậu xanh được rải trên tấm vải, Út lấy cái chai cà bể từng nắm hạt đậu mùa trước được mẹ cất lại để dành, cuối năm làm bánh. Út cà đến vã mồ hôi mới xong. Mẹ vo nếp thật sạch rồi ngâm cho mềm, đậu xanh cũng được ngâm rồi đãi vỏ thật sạch. Thịt heo được xắt thành từng sợi mỏng, mẹ ướp thơm lừng. Thúng nếp, rá đậu được mẹ để cho ráo, bên trên là đôi đũa được xếp thành dấu chữ thập, mẹ giải thích: “Làm vậy để “ngâu” khỏi vọc”. Út lại thắc mắc: “Ngâu là gì?”. Bà ngồi cạnh đó giải thích, đấy là tục lệ từ xưa đến nay của người dân quê, nếu nếp đậu đã vút sạch nhưng chưa đem nấu bao giờ cũng làm dấu chữ thập bên trên. Người ta bảo nếu không làm thế, lỡ “ma” nó vọc tay vào thì nấu mãi sẽ không bao giờ chín.

Ở góc cuối vườn, chị Hai góp công cho nồi bánh tét của gia đình bằng việc chặt lá. Những tàu lá chuối sứ được Hai cắt xuống rồi rọc ra rất khéo sau đó lau thật sạch. Mẹ bảo nấu bánh tét, khâu chuẩn bị lá rất quan trọng, nếu lá lau không sạch, bánh sẽ rất mau thiu. “Khéo khéo chứ Út, coi chừng rách lá”. Hai lườm lườm rồi cười khi Út mon men đến gần nghịch mấy ngọn lá chuối được Hai gấp gọn gàng trong chiếc rổ.

Anh Ba được ba phân công chẻ lạt để cột bánh. Ngày trước, người dân trong vùng thường cột bánh tét bằng lạt giang. Những ngày giáp Tết, ai có việc vào rừng thường tranh thủ chặt ít khúc giang mang về, sau đó chia cho mỗi nhà một khúc để chẻ lạt buộc bánh tét. Người quê thơm thảo là vậy, có gì cũng san sẻ cho nhau. Bây giờ rừng chẳng còn, cây giang cũng mất hút theo bước chân của con người lên non phá rừng làm rẫy, trồng cây, người quê tôi thay lạt giang bằng lạt nứa. Anh Ba xách cây rựa ra khóm nứa trước nhà, chọn cây nứa nhỏ nhỏ bằng cổ tay, không non cũng không già, khi chẻ lạt mới dẻo. Anh Ba luôn thể kiếm thêm vài khúc nứa vừa ý rồi chia cho mấy nhà bên cạnh để hàng xóm “khỏi mất công đi kiếm”. Bác Liên cạnh nhà bảo: “Chẻ lạt thì tiện tay chẻ luôn cho bác với nhé”. Anh ba cười khoát tay: “Dạ, vô tư”.

Chiều 30 Tết, cả nhà xúm lại gói bánh tét. Bà nội vừa nhai trầu vừa kể lại câu chuyện cũ, hồi ông nội chưa cưới bà, năm nào đến Tết cũng ghé làm rể bằng việc gói bánh tét. Ba vỗ đùi đánh đét rồi cười khà, hồi xưa ba cũng vậy thôi, Tết nào ba chẳng sang nhà má gói bánh tét, nhờ vậy mới cưới được má. Cả nhà cười vui vẻ với những câu chuyện xưa. Chị Hai nhìn anh Ba rồi ra vẻ: “Ráng học ba gói bánh tét cho đẹp, mai mốt còn đi làm rể”. Nhỏ Út cũng chen vào hỏi “Thế Út có phải học gói không?”.

Tầm 28 Tết trở đi, nhà nhà bắt đầu gói bánh, rồi nấu bánh. Vào những ngày này, vườn nhà ai cũng nghi ngút khói lửa. Người ta bắt bếp trong vườn để nấu bánh cho tiện. Những nhà không có nồi lớn để nấu bánh, phải chờ nhà hàng xóm nấu xong mới sang mượn nồi về nấu. Đôi khi nồi nhỏ nấu không hết bánh, lại rảo quanh xóm xem nhà ai nồi bánh còn dư chỗ thì gửi ké một hai đòn nhờ nấu giúp. Cái không khí nấu bánh thành ra thêm phần chộn rộn.

Nhà Út năm nào cũng chiều 30 mươi Tết mới nổi lửa nấu bánh tét. Ba bảo nấu vào lúc ấy để vừa canh bánh tét vừa chờ đón giao thừa. Những đêm ba mươi Tết ở quê Út trời rét căm căm, bên ngoài mưa lất phất, cả nhà ngồi quây quần bên bếp lửa chờ đón giao thừa. Ba luôn bắt đầu câu chuyện bằng việc “tổng kết” một năm đã qua và “vạch chỉ tiêu” cho năm mới để cả gia đình cùng phấn đấu. Mỗi thành viên trong gia đình cũng thay phiên nhau ríu rít “tổng kết” rồi “định hướng” những điều năm mới sẽ phấn đấu cho bản thân… . Gian bếp đầy ắp tiếng cười, ba hết “phê bình” người này rồi “biểu dương” người kia làm không gian “buổi họp tổng kết gia đình” cuối năm thêm phần rộn rã.

Đêm giao thừa, bên bếp lửa bập bùng ở quê ngồi canh nồi bánh chín, quây quần bên những người thân trong gia đình chờ thời khắc năm mới ùa về mới thấy hết cái hương vị của Tết quê. Bao nhiêu năm trôi qua, cái không gian bên bếp lửa đêm giao thừa gia đình tôi vẫn còn giữ. Dù ở đâu, làm gì, đêm giao thừa mọi người vẫn háo hức trở về để “điểm danh”, để được trải lòng sau một năm vất vả. Thế mới biết Tết quê bên người thân, ấm áp biết bao nhiêu.

 Ngọc Hà
 
Theo PNO 


kiến thức seo, seo onpage, giai phap seo, huong dan seo website, cach lam seo, tim hieu ve seo, seo off page, seo cho website, cach seo website, video hoc seo

marketing online, marketing can ban, search engine optimization, marketing online hiệu quả

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.